Thẻ an toàn lao động là gì? Quy định để cấp thẻ an toàn lao động?

Thẻ an toàn lao động được cấp cho người lao động khi họ lao động ở những công việc có yêu cầu về sự nghiêm ngặt về vấn đề an toàn như vận hành xe nâng, lò hơi, hay làm việc tại những môi trường nguy hiểm có nhiều rủi ro về an toàn lao động. Vậy thẻ an toàn lao động là thẻ thế nào? Nội dung huấn luyện và quy trình cấp chứng chỉ an toàn hiện nay sẽ diễn ra sao? Mời đọc giả cùng AGK tìm hiểu thêm nội dung bài viết dưới đây để rõ hơn nhé.

1. KHOÁ HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Tai nạn lao động thường xuyên xảy ra trong quá trình lao động nhưng chưa bao giờ có dự báo trước. Chính vì vậy để có thể ngăn ngừa tai nạn lao động cũng như giảm thiểu bệnh nghề nghiệp xảy ra thì chúng ta cần phải thường xuyên tham gia tập huấn, huấn luyện an toàn lao động nhằm:

- Bảo đảm được sự an toàn thân thể cho người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.

- Bảo đảm sức khỏe cho người lao động luôn khỏe mạnh, không bị mắc những căn bệnh do tác động nghề nghiệp gây ra.

- Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và bên cạnh đó duy trì sức khỏe, khả năng lao động được dài hơn.

1.1 Thế nào là huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là hình thức nâng cao hiểu biết và nhận thức được yếu tố nguy hiểm và đưa ra những biện pháp giúp cho người lao động hạn chế tối đa được những tai nạn lao động cũng như mắc phải các bệnh nghề nghiệp.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có thể hiểu là 2 khái niệm riêng biệt nhưng chúng có sự liên quan đến cá nhân của người lao động nên khi tham gia tập huấn thì luôn phải đi song hành với nhau không thể tách rời. 

1.2 Đối tượng cần phải tham gia huấn luyện an toàn lao động bao gồm những ai?

- Người lao động đang trong quá trình thử việc hoặc học nghề, người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động; tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

- Cán bộ, viên chức, công chức, lao động thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Người lao động làm việc tự do không có hoặc không theo hợp đồng lao động.

- Người lao động Việt Nam xuất khẩu làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động; người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. 

- Người trực tiếp sử dụng nguồn lao động.

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan chủ đích đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2. KHÁI NIỆM THẺ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG?

Thẻ an toàn vệ sinh lao động (viết tắt là Thẻ ATVSLĐ) là một loại giấy chứng nhận được cấp cho người lao động đã tham gia khóa huấn luyện và đạt yêu cầu sau khi tham gia lớp huấn luyện. Thẻ ATVSLĐ dùng để chứng nhận người lao động đã tham gia huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện những công việc có yêu cầu về sự nghiêm ngặt trong an toàn vệ sinh, lao động. 

Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng thẻ an toàn lao động là giấy tờ chứng nhận người lao động đã trải qua khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi tham gia lao động ở những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đối với loại công việc đó.

Đây là một mẫu biểu mới mà BLĐTBXH đã quy định tại Mẫu 06 – phụ lục II của Nghị Định số 44/2016/NĐ-CP, Thẻ an toàn lao động dùng để thay thế cho mẫu chứng nhận an toàn lao động cũ bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2016.

3. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP THẺ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Người lao động (Bao gồm những người lao động không theo hợp đồng lao động) được người sử dụng nguồn lao động hoặc đơn vị, tổ chức huấn luyện có chức năng đào tạo an toàn lao động cấp thẻ an toàn lao động sau khi đã tham gia chương trình đào tạo an toàn lao động và đạt yêu cầu kiểm tra đã đề ra.

3.1 Những đối tượng được cấp thẻ an toàn vệ sinh, an toàn lao động

a) Người tham gia học tại những khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo các chương trình huấn luyện bắt buộc được quy định tại Phụ lục IV tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết những điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, và quan trắc môi trường lao động.

Đối với những nội dung chương trình học bắt buộc mà học việc đã tham dự học ở chương trình khác thì được miễn học lại.

b) Kết quả kiểm tra, sát hạch sau mỗi phần lý thuyết, thực hành thì học viên sẽ đạt tối đa 100 điểm. Học viên được đánh giá đạt yêu cầu thì phải có số điểm của mỗi phần thực hành, lý thuyết ít nhất phải từ 50 điểm trở lên. Trường hợp chương trình chỉ quy định sát hạch lý thuyết, kiểm tra thì phần thi lý thuyết phải đạt từ 50 điểm trở lên.

c) Hồ sơ khóa tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động sẽ được ban tổ chức khóa huấn luyện lưu giữ lại bao gồm cả chương trình huấn luyện (nội dung, địa điểm, thời gian huấn luyện), danh sách học viên.

3.2 Thời hạn của thẻ an toàn lao động sử dụng trong bao lâu?

Thẻ an toàn lao động hay còn gọi là giấy chứng nhận an toàn lao động có giá trị lưu hành là 2 năm. Tuy nhiên nếu trong quá trình lưu hành mà người lao động bị luân chuyển vị trí công việc không nằm trong phạm vi nhóm 3 hoặc nơi làm việc thay đổi về máy móc đang sử dụng thì người sử dụng nguồn lao động phải có trách nhiệm tổ chức chương trình huấn luyện an toàn lại cho người lao động. Giấy phép sẽ được cấp mới.

4. AI LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN CẤP THẺ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều kiện để doanh nghiệp có thể cấp thẻ an toàn lao động cho người lao động đó là:

+ Phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Giấy phép này phải còn hiệu lực hoạt động đến hiện tại thực hiện huấn luyện.

+ Có đầy đủ những tài liệu huấn luyện nghiệp vụ được bộ lao động và thương binh xã hội ban hành.

+ Người huấn luyện phải có chuyên môn, có kỹ năng và khả năng biên soạn, thuyết trình đáp ứng được các yêu cầu ban hành của luật an toàn vệ sinh lao động.

Theo Khoản 7, Điều 14 của Bộ Luật số 84/2015/QH13: “Doanh nghiệp tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho những đối tượng được quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 14 thì phải đáp ứng được điều kiện hoạt động như đối với những tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động”.

Theo Điều 5 Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH thì điều kiện hoạt động của tổ chức tham gia huấn luyện, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là:

– Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh lĩnh vực dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ còn hiệu lực, hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động chương trình huấn luyện Hạng C theo quy định của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP .

– Có đầy đủ những tài liệu huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ theo Chương trình khung huấn luyện đã được quy định và ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bảo đảm được số lượng người huấn luyện về nghiệp vụ, chuyên môn đáp ứng những nội dung huấn luyện theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này.

Thông tin chi tiết các khóa Huấn luyện an toàn lao động vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Thẻ an toàn lao động là gì? Quy định để cấp thẻ an toàn lao động?

Gửi đánh giá của bạn

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 27 / 1 / 27 TX 25 phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
Số điện thoại: 0931297968

Đôi Nét Về AKG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động

Hướng Dẫn Đường Đi

©Copyright 2017-2019
©Bản quyền thuộc về Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh | Cung cấp bởi SOPRO