Ngành vệ sinh công nghiệp là lĩnh vực chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh và bảo trì những công trình, khu công nghiệp, nhà xưởng, tòa nhà, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trường học, sân bay, chung cư và các không gian công cộng khác. Thuộc ngành có mức độ nguy hiểm cao nên việc huấn luyện an toàn lao động cho người lao động công tác ngành này là cực kì quan trọng.
1. Tổng quan về ngành vệ sinh công nghiệp
Một số công việc trong ngành vệ sinh công nghiệp đó là: lau dọn, bảo trì, vệ sinh và khử trùng các khu vực của tòa nhà, công trình và các không gian công cộng như kể trên. Những công việc này không phải bất kì ai cũng làm được mà cần được thực hiện bởi các nhân viên vệ sinh dày dặn kinh nghiệm và được đào tạo bài bản để sử dụng các sản phẩm cũng như thiết bị vệ sinh hiện đại để đảm bảo chất lượng dịch vụ và kết quả công việc.
Những loại máy móc sử dụng trong ngành vệ sinh công nghiệp:
Trong ngành vệ sinh công nghiệp chúng ta đang tìm hiểu, các máy móc sử dụng cho việc làm vệ sinh, xử lý môi trường làm việc, bảo vệ sức khỏe nhân viên và người sử dụng bao gồm:
- Máy hút bụi: sử dụng để hút bụi, bẩn trong môi trường công nghiệp, làm sạch nội thất văn phòng, sân bay, sân vận động,…
- Máy rửa áp lực: Sử dụng nước có áp lực cao để tẩy sạch các bề mặt bẩn như cửa ra vào, bể chứa,…
- Máy phun khử trùng: Dùng để phun khử trùng cho không gian cần khử trùng
- Máy làm sạch kính: sử dụng để làm sạch kính cửa sổ, mặt bàn,…
- Máy làm sạch sàn: Dùng để làm sạch chất bẩn sàn nhà, nhà xưởng, bệnh viện, trường học,…
- Máy lọc không khí: làm sạch không khí và các hạt bụi nhỏ không dễ nhìn thấy trong không khí tại các môi trường như: nhà xưởng, phòng kho, phòng thí nghiệm,….
- Máy hút ẩm: Dùng để hút ẩm trong các môi trường cần loại giảm bớt độ ẩm như phòng thí nghiệm, phòng chứa thuốc, lưu trữ sản phẩm,…
- Máy hút mùi: Dùng để khử mùi hôi trong phòng tắm, nhà bếp, nhà hàng, khách sạn và các không gian khác
- Máy làm mát: Dùng để hạ nhiệt độ và làm mát tạicác khu công nghiệp, nhà xưởng, phòng thí nghiệm,…
Các loại máy móc kể trên hỗ trợ cho quá trình làm vệ sinh trong môi trường công nghiệp trở nên nhanh chóng, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
2. Tổng quan về khóa huấn luyện an toàn lao động cho ngành vệ sinh công nghiệp
2.1 Huấn luyện an toàn lao động ngành vệ sinh công nghiệp như thế nào?
Huấn luyện an toàn lao động cho ngành vệ sinh công nghiệp là tổng hợp các buổi học trang bị kiến thức liên quan đến cách phòng chống tai nạn lao động dành cho người lao động. Theo đó, người làm việc trực tiếp trong ngành này là những đối tượng thuộc nhóm 3 - các nhóm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Khóa đào tạo an toàn lao động là phương pháp giúp cho người lao động nhận biết và phòng tránh được các mối nguy hiểm có thể xảy ra, từ đó có thể hạn chế các rủi ro xảy ra tai nạn lao động trong lúc làm việc.
2.2 Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện an toàn lần đầu ngành vệ sinh công nghiệp:
- Tổng thời gian tham gia huấn luyện ít nhất là 24 giờ, đã bao gồm thời gian kiểm tra.
- Trong đó có 8 giờ bổ sung kiến thức lý thuyết về nội dung: hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Trong đó có 8 giờ học lý thuyết liên quan đến kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
- Trong đó có 4 giờ học lý thuyết các nội dung huấn luyện chuyên ngành
- Trong đó có 2 giờ học thực hành các nội dung huấn luyện chuyên ngành
- Trong đó có 2 giờ kiểm tra lý thuyết để kết thúc khóa huấn luyện
Đơn vị thực thiện huấn luyện an toàn sẽ phân bố thời gian thành các buổi đào tạo phụ thuộc vào việc bố trí thời gian học cho công nhân viên - người lao động. Nhưng thông thường, sẽ gồm có 6 buổi huấn luyện, khóa học sẽ diễn ra khoảng 3 ngày, với điều kiện là doanh nghiệp sản xuất đang tham gia huấn luyện bố trí được thời gian học liên tục.
Thời gian huấn luyện an toàn định kỳ ngành vệ sinh công nghiệp:
- Trước khi thẻ an toàn lao động hết hạn sử dụng được ghi thời hạn trên thẻ, người lao động nếu có nhu cầu được cấp lại thì phải trải qua khóa đào tạo an toàn lao động định kỳ, theo đó thời gian huấn luyện an toàn định kỳ yêu cầu bằng ít nhất 50% thời gian huấn luyện an toàn lần đầu.
2.3 Thẻ an toàn lao động
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện an toàn lao động theo đúng yêu cầu và đồng thời vượt qua bài kiểm tra cuối cùng, thì người tham gia huấn luyện sẽ được cấp thẻ an toàn lao động ( hay còn được gọi là chứng chỉ an toàn lao động nhóm 3).
Trong đó, thẻ an toàn lao động nhóm 3 này sẽ thể hiện rõ các thông tin như: họ tên, ngày sinh, công việc và nội dung môi trường làm việc cụ thể. Đồng thời còn thể hiện rõ cả thời gian huấn luyện, mộc đỏ và chữ ký xác nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện.
Theo quy định cấp thẻ an toàn được quy định rõ tại khoản 2 điều 24 nghị định 44/2016/NĐ-CP được chia ra thành 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp về bên phía người sử dụng lao động và bên phía người lao động có hợp đồng lao động đôi bên, thì phía người sử dụng lao động có nhiệm vụ ký đóng dấu và giáp lai vào thẻ an toàn cho cho người lao động được huấn luyện thuộc nhóm 3 sau khi hoàn thành khóa huấn luyện từ đơn vị đào tạo an toàn lao động, đồng thời vượt qua bài kiểm tra sau cùng.
- Trường hợp, người lao động là người hoạt động tự do, thời vụ, không có hợp đồng lao động thì đơn vị huấn luyện là người phải ký đóng dấu và giáp lai vào thẻ an toàn cho người lao động sau khi trải qua khóa huấn luyện, đồng thời vượt qua bài kiểm tra.
3. Nhận biết các mối nguy trong ngành vệ sinh công nghiệp
Một số mối nguy hiểm cần được lưu ý trong ngành vệ sinh công nghiệp bao gồm:
- Vệ sinh công nghiệp thường xuyên phải sử dụng các hóa chất để làm sạch, tẩy rửa và khử trùng. Nếu không được sử dụng đúng cách thức hoặc công tác bảo quản sai sót, các hóa chất này hoàn toàn có thể gây ra nguy hiểm trực tiếp đối với sức khỏe của người lao động và nguy cơ gây hại cho môi trường.
- Ngành vệ sinh công nghiệp còn thường phải công tác trong môi trường ẩm ướt, trơn trượt, trên cao hoặc trong không gian rất hạn chế. Do đó, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động như trượt ngã, té ngã từ độ cao, mắt bị bỏng, tai nạn bị nhiễm trùng, … là rất cao.
- Những người làm vệ sinh công nghiệp có khả năng tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn và virus từ các bề mặt không hợp vệ sinh, đồ ăn thức uống, chất thải, vv. Điều này có thể dẫn đến bệnh truyền nhiễm.
- Người lao động trong ngành vệ sinh công nghiệp thường xuyên phải làm việc trong thời gian kéo dài, trong tư thế đứng hoặc cúi xuống. Những hoạt động này về lâu dài có thể gây đau lưng, đau vai và các vấn đề về cơ xương khớp.
- Trong quá trình làm việc, nhân viên vệ sinh công nghiệp có khả năng tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy và có khả năng gây ra cháy nổ, do đó, các biện pháp phòng cháy và chữa cháy cần được áp dụng đúng cách.
4. Một số biện pháp an toàn cho ngành vệ sinh công nghiệp
Biện pháp an toàn cho ngành vệ sinh công nghiệp được nêu ra nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động và bảo vệ môi trường, có thể kể đến là:
- Đảm bảo việc sử dụng đún cách các thiết bị, dụng cụ, máy móc trong quá trình làm việc.
- Sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân đầy đủ và đúng cách như mặt nạ, kính bảo hộ, găng tay, áo phòng sạch và giày bảo hộ để đảm vệ cho người lao động.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn, bảo đảm các điều kiện vệ sinh trong môi trường làm việc.
- Đào tạo, huấn luyện an toàn lao động và cập nhật thông tin đầy đủ cho người lao động về các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động và các quy định khác liên quan đến ngành vệ sinh công nghiệp.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc định kỳ để đảm bảo vấn đề an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.
- Thực hiện các biện pháp về phòng cháy, chữa cháy và sơ tán trong trường hợp xảy ra sự cố nơi làm việc.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn nghiêm ngặt trong quá trình xử lý, vận chuyển, và tiêu hủy các chất thải.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá và giám sát xuyên suốt hiệu quả công tác vệ sinh công nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục, cải tiến và nâng cao chất lượng công việc phù hợp.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức cá nhân của người lao động trong công tác tự bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Định kỳ tổ chức quan trắc môi trường lao động nhằm mục đích thu thập và phân tích các yếu tố có hại cho người lao động, từ đó điều chỉnh kịp thời giảm mức nguy hại để phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho mọi người.
Thông tin chi tiết các khóa Huấn luyện an toàn lao động vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK
- Điện thoại:028.36.10.18.18 - 0931.29.79.68 - 0983.225.725
- Hotline - ZAlO : 0931.29.79.68
- Địa chỉ đăng ký học an toàn lao động tại Tp.HCM: tại số 79 Đường số 1, Cityland CenterHills ,P. 7, Q. Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Địa chỉ đăng ký học an toàn lao động tại Hà Nội: Quốc lộ 1A, Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
- VPĐD đăng ký tại Miền Trung tại 386 Hoàng Văn Thụ, Phường Quảng Phú, Tp Quảng Ngãi.
- Email: agkvietnam1@gmail.com, info@laodongviet.vn
Website: https://laodongviet.vn/ - http://daotaoviet.edu.vn