An toàn lao động luôn luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ người lao động và cả người sử dụng lao động. Thực tế vẫn còn đang tồn tại rất nhiều bất cập trong công tác đảm bảo vấn đề an toàn lao động gây nên nhiều vụ tai nạn lao động trong khi làm việc. Vậy với những trường hợp kém may mắn trên, người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây ra tổn thương cho bất kỳ bộ phận, ảnh hưởng chức năng nào của cơ thể hoặc gây nên tử vong cho người lao động, và xảy ra trong quá trình lao động, hoặc gắn liền với việc thực hiện công việc của người lao động. Nguyên nhân của tai nạn lao động chủ yếu vì lý do không đảm bảo an toàn lao động hoặc do các mối nguy hiểm tại cơ sở sản xuất gây ra.
Theo quy định ở Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì người sử dụng lao động phải có ý thức thực hiện các trách nhiệm sau đây:
- Kịp thời thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động gặp trường hợp nguy hiểm và phải tạm ứng khoản chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động;
- Thanh toán các chi phí y tế từ giai đoạn sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị để ổn định cho người bị tai nạn lao động, chi tiết như sau:
+ Thanh toán phần chi phí thuộc đồng chi trả và những chi phí không nằm ở trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả phí khám giám định mức độ suy giảm khả năng lao động đối với các trường hợp bác sĩ kết luận suy giảm khả năng lao động mức dưới 5% do chính bản thân người sử dụng lao động giới thiệu cho người lao động đi khám giám định xác định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa uy tín;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với đối tượng người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
- Trả đủ toàn bộ tiền lương cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp buộc phải được nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi lại chức năng lao động;
- Bồi thường cho người lao động không may bị tai nạn lao động mà không phải hoàn toàn do lỗi của chính người này gây nên;
Giới thiệu để người lao động không may bị tai nạn lao động được hưởng giám định y khoa để xác định được mức độ suy giảm khả năng lao động, được thực hiện điều trị, điều dưỡng, và phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
- Thực hiện phúc lợi bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết luận từ Hội đồng giám định y khoa đưa ra đánh giá về mức suy giảm khả năng lao động hay kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với trường hợp các vụ tai nạn lao động gây chết người;
- Sắp xếp những công việc phù hợp với sức khỏe dựa theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa cho các người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu vẫn còn tiếp tục làm việc;
- Lập hồ sơ được hưởng chế độ về tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm về tai nạn lao động dựa theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Người lao động sẽ không được hưởng những chế độ từ người sử dụng lao động được quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này trong trường hợp bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
- Vì mâu thuẫn giữa chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không hề có liên quan đến việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động;
- Vì người lao động cố ý tự hủy hoại cho sức khỏe của bản thân;
- Vì sử dụng ma túy hay những chất gây nghiện khác mà trái với quy định của pháp luật
Thông tin chi tiết các khóa Huấn luyện an toàn lao động vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Trách nhiệm của người xử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động