Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 7.997 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.229 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) trong đó:
- Số người chết vì TNLĐ: 1.039 người (trong đó, khu vực có quan hệ huấn luyện an toàn lao động: 622 người, giảm 6,6% so với năm 2017; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 417 người, tăng 59,16% so với năm 2017);
- Số vụ TNLĐ chết người: 972 vụ (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 578 vụ, giảm 10,8% so với năm 2017; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 394 vụ, tăng 57,6% so với năm 2017);
- Số người bị thương nặng: 1.939 người (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 1.684 người, tăng 0,18% so với năm 2017; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 255 người, tăng 8,97% so với năm 2017);
- Nạn nhân là lao động nữ: 2.667 người (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 2.489 người, tăng 7,42% so với năm 2017; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 178 người, giảm 56,58% so với năm 2017);
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 112 vụ (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 76 vụ, tăng 8,57% so với năm 2017; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 36 vụ, tăng 16% so với năm 2017).
1. TAI NẠN LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO :
Nhìn vào các số liệu thống kê về tình hình tai nạn lao động hiện nay rõ ràng đang là một vấn đề hết sức báo động trong đời sống xã hội ngày nay. Tai nạn lao động trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, làm cho người lao động mất sức lao động, hoặc có thể mất tính mạng của mình trong quá trình làm việc không an toàn, từ đấy ảnh hưởng nặng nề đến hạnh phúc gia đình của người dân, níu kéo sự phát triển của xã hội.
Các nguyên nhân về Tai nạn lao động thì có nhiều, ngay cả từ chính sự chủ quan của người lao động cũng như điều kiện khách quan không được làm trong môi trường đảm bảo an toàn lao động của người lao động đã gây nên rất nhiều vụ tai nạn lao động trong quá trình làm việc. Điều quan trọng là trong quá trình làm việc người lao động phải hết sức cẩn trọng và có kiến thức về an toàn lao động để có thể tránh được các mối nguy hiểm mà phòng tránh tai nạn lao động có thể xảy ra với mình.
2. TAI NẠN LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN DOANH NGHIỆP :
Trong Doanh nghiệp, Người lao động là người trực tiếp làm các công việc mà liên quan đến vấn đề có thể xảy ra tai nạn lao đông cao, một khi không may tai nạn lao động xảy ra nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành sản xuất của Doanh nghiệp :
- Khi tại nạn xảy lao động xảy ra với người lao động tại Doanh nghiệp điều đầu tiên là doanh nghiệp có thể mất lao động làm việc, nhẹ thì người lao động bị thương phải đi chữa bệnh, nặng thì người lao động có thể ảnh hưởng đến tính mạng từ đó sẽ không có người đảm bảo vị trí công việc mà người lao động để lại.
- Doanh nghiệp không thể hoạt động sản xuất liên tục vì người lao động đã bị xảy ra tai nạn lao động.
- Trách nhiệm của phía người sử dụng lao động khi người lao động xảy ra tai nạn lao động được quy định tại điều 38 luật an toàn lao động bao gồm Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
Link liên quan: Công ty an toàn lao động , Huấn luyện an toàn trong xây dựng