Liên quan tới vấn đề kiểm định loại xe chuyên dụng này, bạn cần lưu ý những điều gì? Bài viết này sẽ cung cấp đáp án giúp bạn giải tỏa thắc mắc trên.
Vì sao cần phải kiểm định kỹ thuật an toàn cho xe nâng?
Xe nâng hàng hiện được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp vận tải
Xe nâng được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng, nhà kho, bến cảng,v.v.
Nhờ sự trợ giúp của xe nâng, người lao động đỡ vất vả hơn khi sắp xếp, bốc dỡ hàng hóa mà lại có thể tăng hiệu suất công việc lên đáng kể.
Đóng vai trò quan trọng là vậy, nhưng xe nâng lại chứa đựng những nguy cơ gây tai nạn lao động khá cao.
Do đó, việc tiến hành kiểm định đối với loại xe này không hề thừa thãi chút nào mà ngược lại, cần được người sử dụng lao động quan tâm hơn để đảm bảo an toàn xe nâng.
Loại xe nâng hàng nào phải được kiểm định?
Dựa theo Thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH, “xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1000kg trở lên” phải được kiểm định.
Quy chuẩn không được áp dụng cho xe nâng phạm vi thấp không chất hàng, xe nâng phạm vi cao loại có chất hàng, xe nâng chạy bằng khí gas tự nhiên và xe nâng công nghiệp loại 1 trục đơn.
Điều kiện kiểm định đối với xe nâng hàng
Trước khi bắt đầu kiểm định thiết bị, phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Xe nâng hàng ở trạng thái sẵn sàng cho việc kiểm định
- Hồ sơ kỹ thuật, lý lịch xe nâng hàng được chuẩn bị đầy đủ
- Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường đủ để quá trình kiểm định xe diễn ra, cũng như không ảnh hưởng gì đến kết quả kiểm định
- Những điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động được đáp ứng
Các bước tiến hành kiểm định xe nâng
Các bước kiểm định xe nâng như thế nào?
Kiểm định an toàn đối với xe nâng cần tuân thủ trình tự nhất định mới đạt kết quả chính xác.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng hàng
Hồ sơ bao gồm hồ sơ xuất xưởng, hồ sơ kiểm định lần trước, các bản vẽ, hướng dẫn vận hành và giấy tờ nhận ký vận hành, sừa chữa bảo trì xe nâng.
Bước 2: Kiểm tra chi tiết kỹ thuật bên ngoài của xe nâng hàng
Xem xét kỹ lưỡng, đầy đủ tình trạng kỹ thuật của xe nâng, gồm thân xe, khung, sàn xe, buồng lái, đối trọng.
Kiểm tra kết cấu các bộ phận của xe nâng: chạc nâng, khung nâng, bàn trượt, xích nâng,...
Kiểm tra hoạt động của hệ thống thủy lực và hệ thống di chuyển của xe nâng hàng.
Đánh giá hệ thống an toàn của xe nâng: phanh, gương chiếu hậu, còi, đèn tín hiệu,...
Kiểm tra vết rạn nứt bằng phương pháp phát quang hay phương pháp siêu âm đối với khung nâng, cơ cấu bán tải.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật xe ở điều kiện không tải
Thử không tải để đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống di chuyển, hệ thống tín hiệu, hệ thống thủy lực và hệ thống an toàn.
Bước 4: Kiểm tra kỹ thuật xe nâng hàng ở các chế độ thử tải
Thử tải để kiểm định an toàn đối với xe nâng nên đi từ đơn giản tới phức tạp, từ thử tải tĩnh tới thử tải động.
Trước tiên là thử tải tĩnh cho xe nâng, với tải trọng bằng 125%SWL (tải trọng làm việc an toàn) và sau đó chuyển sang thử tải động ở mức 110%SWL.
Thử phanh tay với tải trọng 100%SWL khi xe nâng ở đoạn đường có độ dốc tối thiểu 20% trong 1 phút.
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định của xe nâng hàng
Kiểm định viên lập biên bản kết quả kiểm định, ghi nội dung tóm tắt kết quả kiểm định trong lý lịch xe nâng hàng.
Khi thiết bị xe nâng hàng đạt yêu cầu kiểm định, cơ sở yêu cầu kiểm định sẽ được nhận phiếu kết quả kiểm định và biên bản kiểm định.
Lưu ý khi thực hiện quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng:
Chỉ được tiến hành bước kiểm tra tiếp theo khi kết quả kiểm định ở bước trước đạt yêu cầu.
Mọi kết quả kiểm tra, đánh giá ở từng bước phải được thể hiện đầy đủ trong bản ghi chép hiện trường và lưu giữ lại ở tổ chức, cơ sở kiểm định.
Thời hạn để kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng
Thời hạn kiểm định phụ thuộc vào thời gian sử dụng của xe nâng hàng
Đối với xe nâng hàng chưa được sử dụng trong thời gian dài: thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm.
Đối với xe nâng hàng được sử dụng từ 10 năm trở lên: thời hạn kiểm định định kỳ của xe là 1 năm.
Trong trường hợp nhà sản xuất chế tạo hay chủ cơ sở sử dụng xe nâng kiến nghị rút ngắn thời hạn kiểm định: thực hiện theo kiến nghị của nhà sản xuất chế tạo hay chủ cơ sở. Kiểm định viên phải nêu lý do khi thời hạn kiểm định ngắn hơn trong biên bản kiểm định.
Trong trường hợp thời hạn kiểm định cho xe nâng được các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định: thực hiện kiểm định theo quy định của quy chuẩn ấy.
Để biết thêm chi tiết về vấn đề kiểm định xe nâng, quý doanh nghiệp, công ty có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới.
Link liên quan: Huấn luyện an toàn trong xây dựng , Huấn luyện an toàn lao động
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Email: [email protected]
SĐT: 028.36.10.18.18 - 0931 29 79 68 - 0934 79 77 79
Địa chỉ: Đường số 1 Khu Dân Cư Cityland Center Hill, P. 7, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.