Lưu ý về kiểm định máy nén khí, bình khí nén | Lao Động Việt

Ngày nay, máy nén khí và bình chứa khí nén trở nên khá thông dụng tại các xưởng sản xuất, khu công nghiệp. Trong quá trình kiểm định các loại thiết bị này, người dùng cần lưu ý những điều gì? Mời các bạn theo dõi bài viết này để không bỏ qua những thông tin hữu ích liên quan tới việc kiểm định thiết bị, bình khí nén nhé!

Đôi nét về máy nén khí và bình chứa khí nén

Kiểm định kỹ thuật an toàn cho máy nén khí, bình tích áp có cần thiết không?

Kiểm định kỹ thuật an toàn cho máy nén khí, bình tích áp có cần thiết không?

Máy nén khí thuộc hệ thống nén khí, đảm nhiệm công việc nén khí để cung cấp năng lượng cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp đa dạng.

Máy nén khí thường đi kèm với bình chứa khí nén.

Bình khí nén hay còn gọi là bình tích áp có nhiệm vụ tích trữ lượng khí nén được từ máy nén khí.

Khi hệ thống thiết bị có nhu cầu sử dụng khí đột xuất, bình tích áp sẽ cung cấp khí nén đến thiết bị đó. Thiết bị này còn giúp duy trì áp suất ở mức ổn định trong hệ thống, để các máy móc sử dụng khí có thể vận hành trơn tru.

Ngoài việc tích trữ lượng khí nén chưa dùng đến, bình tích áp còn có khả năng làm giảm nhiệt độ của khí nén, làm mát dầu, tách nước trong khí nén.

Tại sao phải kiểm định máy nén khí và bình khí nén?

Máy nén khí và bình khí nén rất cần được kiểm định kỹ lưỡng theo định kỳ. Nguyên nhân là vì:

Theo thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH, máy nén khí, bình tích áp nằm trong danh mục các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

Các loại thiết bị này hiện được sử dụng rất phổ biến trong các nhà xưởng, nhà máy. Tuy vậy, do chịu áp lực cao từ khí nén bên trong, các thiết bị này tiềm ẩn nguy cơ gây cháy, nổ cao, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của người lao động và cả sự an toàn của khu vực chế biến, sản xuất.

Ngoài ra, khi kiểm định bình khí nén và máy nén khí, các hỏng hóc nếu có của chúng sẽ được phát hiện để được sửa chữa kịp thời, giúp gia tăng năng suất hoạt động của máy cũng như góp phần ngăn chặn xảy ra sự cố nguy hiểm.

Hơn nữa, khi các thiết bị được kiểm định kỹ càng, công nhân viên sẽ an tâm và tập trung lao động hơn.

Thời hạn kiểm định cho máy nén khí, bình tích áp

Tùy theo thời gian sử dụng, thời hạn kiểm định máy dao động từ 1 đến 3 năm

Tùy theo thời gian sử dụng, thời hạn kiểm định máy dao động từ 1 đến 3 năm

Luật pháp nước ta quy định bình nén khí phải được kiểm định sau mỗi 3 năm. Máy, bình nén khí càng có thời gian sử dụng dài càng phải được kiểm định thường xuyên hơn.

Đối với những máy nén khí, bình nén khí được sử dụng đã lâu (trên 10 năm) thì thời hạn kiểm định là 1-2 năm/lần.

Những trường hợp cần kiểm định bình khí nén, máy nén khí

Máy nén khí hoạt động với áp suất từ 0,7 kG/cm2 trở lên được coi là thiết bị chịu áp lực. Dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam, thiết bị chịu áp lực có áp suất từ 0,7 kG/cm2 kèm theo tích số áp suất với thể tích lớn hơn hoặc bằng 200 buộc phải được kiểm định.

Cũng như nhiều loại thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động khác, máy nén khí, bình chứa khí nén cần được kiểm định trong các trường hợp:

  • Mới được lắp đặt và trước lần sử dụng đầu tiên
  • Khi vận hành có những dấu hiệu bất thường
  • Khi tới kỳ hạn kiểm định định kỳ

Điều kiện cần thiết để kiểm định

Nhằm đảm bảo kết quả kiểm định bình tích áp, máy nén khí chính xác, cần có những điều kiện:

  • Giấy tờ hồ sơ, tài liệu của các loại máy đầy đủ
  • Máy nén khí, bình chứa khí nén ở trạng thái sẵn sàng cho việc kiểm định
  • Máy nén khí, bình chứa khí nén được đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trước khi bắt đầu kiểm định
  • Những yếu tố ngoại cảnh, thời tiết không gây ảnh hưởng việc kiểm định

Các bước kiểm định kỹ thuật an toàn máy nén khí hoặc/và bình khí nén

Việc kiểm định bình khí nén hay máy nén khí cần tuân thủ đúng quy trình

Việc kiểm định bình khí nén hay máy nén khí cần tuân thủ đúng quy trình

Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn cho máy nén khí hoặc/và bình khí nén phải thực hiện lần lượt từng bước sau:

Bước 1: Kiểm tra lý lịch, hồ sơ máy nén khí hoặc/và bình khí nén

Bước 2: Kiểm tra các chi tiết kỹ thuật bên ngoài và bên trong máy

Bước 3: Kiểm tra thử nghiệm độ bền, độ kín của máy

Bước 4: Kiểm tra khả năng vận hành của máy

Bước 5: Xử lý kết quả sau khi kiểm định bình khí nén, máy nén khí

Như vậy, nhằm phòng tránh nguy cơ cháy, nổ có khả năng gây thiệt hại đáng kể cho người và của, thì kiểm định máy nén khí hay kiểm định bình khí nén là rất quan trọng. Mong rằng nội dung bài viết đã giúp các độc giả có nhiều thông tin hữu dụng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Email: [email protected]

SĐT: 028.36.10.18.18 - 0931297968 - 0934 79 77 79

Địa chỉ: Đường số 1 Khu Dân Cư Cityland Center Hill, P. 7, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

 

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Lưu ý về kiểm định máy nén khí, bình khí nén | Lao Động Việt

Gửi đánh giá của bạn

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 27 / 1 / 27 TX 25 phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
Số điện thoại: 0931297968

Đôi Nét Về AKG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động

Hướng Dẫn Đường Đi

©Copyright 2017-2019
Cung cấp bởi SOPRO