Bạn đã hiểu biết gì về an toàn lao động, nguyên tắc, tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn trong lao động, sản xuất? Và đâu là các nguy cơ phổ biến xảy ra trong quá trình làm việc? Doanh nghiệp và người lao nên làm gì để giảm thiểu các tai nạn, nguy hiểm trong quá trình lao động, sản xuất. Cùng chúng tôi đi tìm những giải đáp ở bài viết dưới đây.
An toàn lao động là gì và tại sao nó quan trọng đến vậy?
An toàn lao động có thể hiểu là các phương thức, biện pháp với mục đích ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố, tai nạn,... xảy ra trong khi lao động, sản xuất.
Nếu đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn trong quá trình lao động, sản xuất. Điều này sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa những thương tích, nguy hiểm, thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người lao động và doanh nghiệp. Đồng thời còn giúp bảo vệ sức khỏe và cũng như quyền lợi của người lao động trong quá trình tham gia làm việc.
An toàn lao động là các biện pháp, phương thức giúp phòng ngừa các tai nạn sự cố xảy ra trong quá trình làm việc, sản xuất
Các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong an toàn vệ sinh lao động
Để luôn đảm bảo an toàn và giảm thiểu các trong quá trình làm việc và sản xuất. Doanh nghiệp cũng như người lao động cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nên thực hiện đúng những quy định, chỉ dẫn về an toàn khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc tại nơi làm việc.
- Phải thường xuyên sắp xếp, dọn dẹp, vệ sinh khu vực làm việc gọn gàng, thoáng đãng.
- Nên tuân thủ các quy tắc an toàn về điện cũng như cần đảm bảo lắp đặt các nguồn điện, dây dẫn ở nơi an toàn, cao ráo.
- Tại các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan,... phải trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt với các dụng cụ, nguyên liệu dễ cháy, không nên đặt chúng ở gần những nơi dễ phát sinh ra lửa.
- Nơi làm việc, sản xuất cần có lối thoát hiểm khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
- Việc trang bị đầy đủ thiết bị, đồ bảo hộ lao động như: áo quần, găng tay, mũ,... cho người lao động phải được đảm bảo.
Tầm quan trọng khi tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động trong môi trường công việc
Việc thực hiện tốt các nguyên tắc, quy tắc an toàn vệ sinh lao động đóng vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động. Mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới việc thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như các vấn đề an sinh xã hội.
Với doanh nghiệp, khi thực hiện tốt những nguyên tắc an toàn lao động này sẽ giúp họ cắt giảm tối đa các chi phí do tai nạn lao động gây ra. Nếu công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ. Điều đó sẽ góp phần tạo được sự uy tín cũng như niềm tin từ người lao động, khách hàng, đối tác dành cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, người lao động trực tiếp là một nhân tố quan trọng tạo ra sự phát triển chung của xã hội. Việc thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn vệ sinh lao động giúp giảm thiểu các tai nạn, nguy hiểm xuống mức thấp nhất. Vì vậy họ sẽ luôn yên tâm lao động, sản xuất, gia tăng năng suất Từ đó, chất lượng cuộc sống của họ cũng được nâng cao, kinh tế gia đình được cải thiện, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội quốc gia phát triển.
An toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp, người lao động và nền kinh tế - xã hội đất nước
Những nguy cơ phổ biến mà người lao động gặp phải trong quá trình lao động sản xuất
Một số nguy cơ, nguy hiểm phổ biến trong quá trình lao động, sản xuất mà người lao động gặp phải như:
- Tai nạn do điện giật, đây là sự cố gây chết người thường gặp tại các khu vực làm việc. Đó có thể là do sự bất cẩn của người lao động hoặc có thể do các thiết bị máy móc bị hỏng hóc, chập điện,... gây ra.
- Người lao động bị nhiễm hóa chất hay các chất phóng xạ do liên tục tiếp xúc với môi trường làm việc độc hại mặc dù được trang bị bảo hộ kỹ càng.
- Xảy ra tình trạng chấn thương, bị thương tật đến cột sống, cơ bắp, khớp xương,... về lâu về dài. Các tai nạn này là do mang vác vật nặng quá sức trong quá trình làm việc.
- Người lao động bị thương, tử vong do bị đồ vật đụng hoặc rơi trúng. Những tai nạn này thường xảy ra tại các công trình xây dựng đang thi công mà không được rào chắn bảo vệ đầy đủ. Hay các trang thiết bị được hỗ trợ kém chất lượng, không đáp ứng tốt,....
- Trượt ngã, té gây nên các thương vong từ mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đây cũng là các nguy hiểm thường gặp phải khi người lao động tham gia lao động, sản xuất.
- Bị kẹt tay, chân,... khi vận hành thiết bị gây nên các thương tật không mong muốn trên cơ thể do làm việc chủ quan, bất cẩn.
Người lao động có thể gặp phải các nguy hiểm trong quá trình làm việc tại công trường, nhà xưởng, xí nghiệp
Quyền và trách nhiệm của người lao động và nhà quản lý trong việc đảm bảo an toàn lao động
Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, sản xuất, người lao động và nhà quản lý lao động cần thực hiện tốt các quyền và trách nhiệm của mình. Cụ thể như sau:
Quyền và trách nhiệm của người lao động trong thực hiện an toàn vệ sinh lao động
- Người lao động buộc phải tuân thủ đúng các nội quy, quy định và biện pháp về an toàn vệ sinh lao động.
- Tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện an toàn lao động. Các khóa đào tạo về kiến thức an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn, sự cố,... trong khi làm việc.
- Được bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo vệ sinh và công bằng;
- Có quyền được cung cấp, hỗ trợ đầy đủ thông tin về những yếu tố có hại, nguy hiểm tại nơi làm việc cũng như các biện pháp phòng và chống.
- Yêu cầu người quản lý, sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi đã thực hiện xong quá trình điều trị do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo hộ, bảo vệ cá nhân được cấp phát, trang bị và các thiết bị an toàn, vệ sinh tại khu vực làm việc.
- Khi phát hiện nguy cơ xảy ra các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh hoặc có thể gây hư hại, tai nạn, nguy hiểm đến của cải, tính mạng,... Người lao động phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm.
- Người lao động cần chủ động tham gia quá trình khắc phục sự cố, cấp cứu tai nạn lao động theo phương án có sẵn. Hoặc theo lệnh của người quản lý lao động, cơ quan có thẩm quyền.
Quyền và trách nhiệm của nhà quản lý lao động trong thực hiện an toàn lao động
- Doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ thiết bị, đồ bảo hộ cá nhân. Đồng thời đáp ứng các chế độ về an toàn trong lao động, vệ sinh lao động theo quy định chung của Nhà nước.
- Việc thực hiện các quy định, nội quy, và biện pháp an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp nên cần cắt cử người giám sát.
- Với các loại máy, thiết bị vật tư, cần xây dựng nội quy, và quy trình an toàn trong vệ sinh lao động phù hợp.
- Tổ chức các khóa huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện và hướng dẫn cho người lao động về những tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn vệ sinh lao động.
- Phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 2 lần cho người lao động theo đúng chế độ, tiêu chuẩn.
- Nghiêm chỉnh khai báo và điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo định kỳ. Báo cáo kết quả thực hiện an toàn vệ sinh lao động, những biện pháp cải thiện điều kiện lao động với cơ quan có thẩm quyền hàng năm.
Bài viết trên vừa giải đáp giúp bạn những băn khoăn về an toàn vệ sinh lao động và những vấn đề liên quan. Hi vọng chúng phần nào có thể giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này cũng như những nguyên tắc, tầm quan trọng của an toàn vệ sinh lao động,... Mọi thắc mắc về vấn đề an toàn vệ sinh trong lao động hay các khóa huấn luyện an toàn lao động,... bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây.