Quy trình kiểm định thang máy chuẩn mới nhất - Lao Động Việt

Ngày nay, chúng ta có thể thấy thang máy ở khắp mọi nơi: nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng,v.v. Vì loại thiết bị này được nhiều người sử dụng rất thường xuyên, nên vấn đề kiểm định thang máy rất quan trọng.

Vì sao bạn phải kiểm định thang máy?

Vì sao bạn phải kiểm định an toàn đối với thang máy?

Vì sao bạn phải kiểm định an toàn đối với thang máy?

Trước hết, việc kiểm định kỹ thuật đối với thang máy đảm bảo thiết bị không xảy ra trục trặc gì trong quá trình vận hành. 

Bên cạnh đó, việc kiểm định thiết bị này còn mang lại lợi ích:

Tuân thủ quy định do luật pháp nhà nước đặt ra đối với việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Tăng năng suất lao động vì thời gian hoạt động của thang máy không bị gián đoạn.

Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và các loại hàng hóa được vận chuyển bằng thang máy.

Giảm thiểu những chi phí tốn kém không đáng có do phải bồi thường thiệt hại vì thang máy bị hư hỏng.

Cung cấp bằng chứng pháp lý cần thiết cho đơn vị bảo hiểm, hoặc khi khách hàng đánh giá.

Không ít vụ tai nạn chết người đã xảy ra do thang máy bị hư càng khiến vấn đề kiểm định, đánh giá độ an toàn của thang máy cấp thiết hơn bao giờ hết.

Các loại thang máy nào cần phải được kiểm định?

Những loại thang máy phải được kiểm định theo quy định của pháp luật là:

  • Thang máy điện
  • Thang máy điện không có phòng máy
  • Thang máy thủy lực
  • Thang máy chở hàng

Những thời điểm nào thang máy phải kiểm định an toàn?

Các quy định hiện nay yêu cầu thang máy phải được kiểm định vào 3 thời điểm sau:

Khi thiết bị mới được lắp đặt, chuẩn bị được đưa vào khai thác sử dụng.

Định kỳ tùy theo số năm thang máy đã hoạt động, sau lần kiểm định đầu tiên.

Khi có vấn đề kỹ thuật xảy ra khiến thang máy không đủ điều kiện an toàn để tiếp tục vận hành.

Quy định thời hạn kiểm định thang máy như thế nào?

Thời hạn kiểm định cho thang máy tùy thuộc thời gian sử dụng của thiết bị

Thời hạn kiểm định cho thang máy tùy thuộc thời gian sử dụng của thiết bị

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thang máy phải dựa theo quy định

trong các bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Vậy nên, chủ cơ sở sử dụng thang máy phải thực hiện đúng theo quy định ấy.

  • Thang máy đã sử dụng trong vòng 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm.
  • Thang máy đã sử dụng trong 10-20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm.
  • Thang máy đã sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là hàng năm.

Bên cạnh đó, trong trường hợp nhà sản xuất hoặc chủ cơ sở sử dụng thang máy yêu cầu rút ngắn thời hạn kiểm định, thì việc kiểm định thiết bị sẽ được thực hiện theo ý kiến của nhà sản xuất hoặc chủ cơ sở.

Quy trình kiểm định thang máy như thế nào?

Các bước tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy lần lượt là:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch, kết quả kiểm định lần trước (nếu có) của thang máy

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thang máy

Bước 3: Kiểm tra các chi tiết kỹ thuật của thang máy và thử không tải

Bước 4: Thử nghiệm cho thang máy chạy với các chế độ tải theo quy định

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định đối với thang máy

Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý là quy trình kiểm định trên không được áp dụng trong trường hợp:

  • Thiết bị nâng theo kiểu thang guồng, thang máy sân khấu, thang máy ở mỏ, thang máy tàu thủy, sàn nâng thăm dò hoặc ở giàn khoan trên biển, vận thăng xây dựng hoặc những thiết bị đặc chủng khác.
  • Những điều kiện đặc biệt như khí hậu khắc nghiệt, môi trường dễ xảy ra cháy, nổ, điều kiện địa chấn thiếu ổn định, thang máy loại V (theo phân loại TCVN 7628:2007, chuyên vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, thiết bị có ray dẫn hướng nghiêng quá 15 độ so với phương thẳng đứng.

Không kiểm định thiết bị thang máy có bị xử phại không?

Chủ sở hữu thang máy có thể bị phạt nặng nếu không thực hiện việc kiểm định

Chủ sở hữu thang máy có thể bị phạt nặng nếu không thực hiện việc kiểm định

Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH đã xếp thang máy vào danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Nghị định số 95/2013NĐ-CP ban hành ngày 22/08/2013 có nêu rõ mức xử phạt dành cho các chủ sở hữu các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không thực hiện việc kiểm định an toàn như sau:

Phạt từ 1 triệu đồng tới 3 triệu đồng cho tổ chức, cá nhân sử dụng thang máy nhưng không báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền vấn đề kiểm định kỹ thuật an toàn cho các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Phạt từ 3 triệu đồng tới 5 triệu đồng đối với cá nhân, tổ chức không khai báo, tự ý đưa thang máy vào sử dụng. 

Phạt từ 50 triệu đồng tới 75 triệu đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng thang máy có kết quả kiểm định không đạt.

Lý do lựa chọn AGK làm đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy?

Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ AGK là đơn vị uy tín lâu năm trong lĩnh vực kiểm định an toàn các loại thiết bị, máy móc, vật tư. Chúng tôi hiện đang có chương trình ưu đãi giảm giá 39% cho những khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ của công ty.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Email: [email protected]

SĐT: 028.36.10.18.18 - 0931297968 - 0934 79 77 79

Địa chỉ: Đường số 1 Khu Dân Cư Cityland Center Hill, P. 7, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Quy trình kiểm định thang máy chuẩn mới nhất - Lao Động Việt

Gửi đánh giá của bạn

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 27 / 1 / 27 TX 25 phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
Số điện thoại: 0931297968

Đôi Nét Về AKG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động

Hướng Dẫn Đường Đi

©Copyright 2017-2019
©Bản quyền thuộc về Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh | Cung cấp bởi SOPRO