Logo

HOTLINE: 0931297968

Quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam

Quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam

 
Kết quả hình ảnh cho Quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam
 
 
Điều 50, Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 và Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động

I. Điều 50, Luật Lao động quy định:

1. Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện.

2. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.

3. Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.

II. Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH Quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

1. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.

3. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...).

4. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy đóng cọc, máy ép cọc, khoan cọc nhồi, búa máy, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; máy phun hoặc bơm vữa, bê tông.

5. Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, xẻ, cắt, xé chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, sàng tuyển, ép, xeo, tráng, cuộn, bóc vỏ, đóng bao, đánh bóng, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén; máy in công nghiệp.

6. Làm khuôn đúc, luyện, cán, đúc, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện cốc, luyện đất đèn; vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện.

7. Các công việc trên cao, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm, trên sông, trên biển, lặn dưới nước.

8. Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu.

9. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ máy, thiết bị thu phát sóng có điện từ trường tần số cao, các máy chụp X quang, chụp cắt lớp.

10. Khảo sát địa chất, địa hình, thực địa biển, địa vật lý;  Khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí.

11. Làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm,  đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm, các công trình xử lý nước thải, rác thải; làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại.

12. Xây, lắp ráp, tạo, phá dỡ, vệ sinh và bảo dưỡng các kết cấu hoặc công trình xây dựng.

13. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện; thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện; hàn cắt kim loại.

Điều 4. Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động

Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 139, Điều 150 Bộ luật lao động được cụ thể thành các nhóm sau:

1. Nhóm 1: Người làm công tác quản lý (trừ trường hợp kiêm nhiệm theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này) bao gồm:

a) Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;

b) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

c) Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

2. Nhóm 2:

a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;

b) Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3. Nhóm 3:

Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư này (phụ lục I).

4. Nhóm 4:

Người lao động không thuộc 3 nhóm nêu trên (bao gồm cả lao động là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động)

Điều 5. Nội dung huấn luyện

1. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

Nhóm 1 được huấn luyện kiến thức chung chủ yếu sau đây:

a) Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở;

c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

2. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 2

Nhóm 2 được huấn luyện kiến thức chung bao gồm:

a) Kiến thức chung như nhóm 1;

b) Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở;

c) Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.

3. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3

Nhóm 3 được huấn luyện kiến thức chung và chuyên ngành gồm:

a) Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Tại sao phải huấn luyện an toàn; các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

d) Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

đ) Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.

4. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 4

Nội dung huấn luyện nhóm 4 gồm 2 phần sau:

a) Phần 1: Huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động (huấn luyện tập trung);

b) Phần 2: Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Điều 6. Thời gian và tài liệu huấn luyện

1. Thời gian huấn luyện

Thời gian huấn luyện tối thiểu với từng nhóm được quy định như sau:

a) Nhóm 1 và nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;

b) Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra;

c) Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 30 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

2. Tài liệu huấn luyện

Tài liệu huấn luyện được biên soạn căn cứ vào từng đối tượng huấn luyện, điều kiện thực tế và chương trình khung huấn luyện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 11. Thời gian thực học của chương trình huấn luyện

1. Thời gian 1 giờ học là 60 phút.

2. Học viên phải tham dự đầy đủ thời gian học lý thuyết và thực hành thì được tham dự kiểm tra.

3. Thời gian kiểm tra lý thuyết và kỹ năng thực hành được tính vào thời gian thực học tối thiểu của chương trình huấn luyện. Thời gian kiểm tra lý thuyết tối thiểu là 60 phút, tối đa là 120 phút; thời gian kiểm tra thực hành không quá 180 phút.

Điều 21. Trách nhiệm của cơ sở

1. Lập kế hoạch huấn luyện, bố trí thời gian để các đối tượng thuộc quyền quản lý được huấn luyện đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật.

2. Lập danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động và danh sách lao động làm các công việc tương ứng.

3. Xây dựng chương trình huấn luyện chi tiết trên cơ sở chương trình khung huấn luyện nhóm 4 và điều kiện thực tế trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, phê duyệt. Căn cứ chương trình huấn luyện chi tiết được phê duyệt, cơ sở xây dựng tài liệu huấn luyện và tổ chức huấn luyện cho người lao động.

4. Hằng năm, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn nơi cơ sở có trụ sở chính và địa phương nơi có người lao động đang làm việc.

5. Chi trả đầy đủ tiền lương và các quyền lợi khác cho các đối tượng thuộc quyền quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật.

6. Thanh toán chi phí huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất.

7. Lưu giữ tài liệu huấn luyện và kết quả kiểm tra, sát hạch an toàn lao động, vệ sinh lao động ít nhất 5 năm.

8. Trường hợp sử dụng người lao động theo hình thức khoán việc, thông qua nhà thầu, thuê lại lao động, người sử dụng lao động (trong trường hợp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động của bên thuê lại lao động) phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại thông tư này.

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn

Gửi đánh giá của bạn
0931297968Tư vấn hỗ trợ dịch vụ

ĐÔI NÉT VỀ AGK

AGK - ĐỐI TÁC TIN CẬY VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký  nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG AGK

CÔNG TY HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG TP HCM
Địa chỉ: 27 / 1 / 27 TX 25 phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
Điện thoại: 0931297968
Email: agkvietnam1@gmail.com
Mã số thuế: Giấy phép kinh doanh ngày 27 tháng 9 năm 2018