Chứng chỉ an toàn lao động là những cụm từ khóa quen thuộc được nhiều khách hàng dùng khi tra cứu để tìm kiếm một đơn vị Huấn luyện/ đào tạo an toàn lao động. Nhưng thực tế theo Phụ lục 2 Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã quy định rằng chỉ có 3 biểu mẫu chính được cấp cho người lao động các nhóm khi đã hoàn thành khóa huấn luyện chính là:
- Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động
- Thẻ an toàn lao động
- Sổ theo dõi của người được huấn luyện
Hay nói cách khác, chứng chỉ huấn luyện an toàn của nhóm 3 được xác định đó chính là thẻ atlđ, chứng chỉ nhóm 1, 2, 5, 6 được hiểu rằng là chính giấy chứng nhận huấn luyện an toàn. Riêng về nhóm 4, sẽ không được cấp như 2 loại chứng chỉ trên mà sẽ được cấp sổ theo dõi người được huấn luyện.
Thẻ An Toàn Lao Động
Định nghĩa: Thẻ An Toàn Lao Động là một chứng chỉ an toàn lao động được yêu cầu bắt buộc đối với người lao động mà trực tiếp tham gia vào các công việc có nguy cơ xảy ra các trường hợp tai nạn lao động. Chứng chỉ này có vai trò như 1 tín nhiệm về kỹ năng an toàn, mục đích xác nhận rằng người lao động đã được đào tạo đầy đủ các kiến thức và kỹ năng đảm bảo an toàn lao động, giúp họ nhận thức rõ hơn về các rủi ro và biết ứng dụng phương pháp phòng tránh tai nạn hiệu quả.
Quy cách thẻ:
- Kích thước thẻ: 60 mm x 90 mm
- Nội dung mặt trước và mặt sau của thẻ được thể hiện theo quy định của mẫu 06 tại phụ lục II nghị định 44/2016/NĐ-CP.
- Bên sử dụng lao động là người có thẩm quyền cấp Thẻ An Toàn Lao Động cho người lao động, sau khi người lao động đã hoàn thành khóa đào tạo và đạt yêu cầu kiểm tra đúng theo quy định.
- Hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều kiện bắt buộc để cấp Thẻ An Toàn Lao Động.
Đối tượng cấp:
- Là người lao động mà trực tiếp tham gia vào những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động: Những công việc mà tồn tại rủi ro xảy ra tai nạn lao động cao và được liệt kê rất cụ thể trong: Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, yêu cầu. Người tìm hiểu có thể tra cứu Danh mục này trên trang web chính thức của Bộ để đối chiếu và xác định yêu cầu về chứng chỉ an toàn lao động đối với ngành nghề của bản thân.
- Người lao động làm việc trực tiếp cùng với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động: Tổng hợp các thiết bị tiềm ẩn nguy cơ cao trong suốt quá trình vận hành cũng được liệt kê khá chi tiết trong Danh mục các loại thiết bị được yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Yêu cầu cơ bản:
-
- Nam: Tối thiểu từ 18 tuổi đến 60 tuổi 03 tháng.
- Nữ: Tối thiểu từ 18 tuổi đến 55 tuổi 4 tháng.
-
- Sức khỏe thể chất: Có đầy đủ sức khỏe để hoàn thành công việc một cách an toàn, đáp ứng những yêu cầu đối với sức khỏe được quy định dành cho từng công việc cụ thể.
- Sức khỏe tinh thần: Có tinh thần đảm bảo ổn định, không mắc các bệnh tâm lý gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc một cách an toàn.
-
- Mức độ tối thiểu: Không yêu cầu về trình độ học vấn tối thiểu.
- Yêu cầu bổ sung: Khả năng thấu hiểu các hướng dẫn an toàn, tài liệu đào tạo và giao tiếp hiệu quả bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
-
- Kiến thức về mối nguy hiểm: Nhận thức các mối nguy hiểm tiềm ẩn tại nơi công tác liên quan đến vai trò công việc của mình.
- Tuân thủ quy định an toàn: Nắm rõ và thực hiện một cách nghiêm túc các quy định an toàn lao động, thực hành đầy đủ dựa theo quy trình an toàn tại nơi làm việc.
- Sử dụng PPE: Biết cách sử dụng và bảo quản tốt trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) để chủ động bảo vệ bản thân khỏi các mối nguy hiểm.
- Phản ứng khẩn cấp: Hiểu rõ rủi ro xảy ra các trường hợp khẩn cấp và các phương pháp ứng phó trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động hoặc tình huống nguy hiểm tại môi trường làm việc.
Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động
Định nghĩa: Giấy Chứng Nhận về Huấn Luyện An Toàn Lao Động (Giấy Chứng Nhận cho Nhóm 1,2,5,6) được xem là chứng chỉ an toàn lao động dành cho người lao động không làm các công việc có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động một cách thường xuyên hay gián tiếp tham gia vào các công việc có mức độ nguy hiểm cao, Đồng thời là người đảm nhận vai trò quản lý về an toàn lao động hoặc quản lý bộ phận tại môi trường làm việc.
Quy cách giấy chứng nhận: tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP được mô tả cụ thể ở mẫu số 08:
- Kích thước: 13 cm x 19 cm
- Màu sắc mặt ngoài: Màu xanh da trời
Cơ quan cấp:
- Bên sử dụng lao động có thẩm quyền được cấp Giấy Chứng Nhận Huấn Luyện An Toàn Lao Động dành cho người lao động sau khi họ đã hoàn thành khóa đào tạo và đạt yêu cầu kiểm tra chất lượng theo quy định.
- Hợp đồng lao động giữa người người lao động và người sử dụng lao động chính là điều kiện bắt buộc để được cấp giấy chứng nhận.
Đối tượng cấp: Giấy chứng nhận về huấn luyện an toàn lao động sẽ được cấp cho các nhóm lao động sau đây:
Nhóm 1: Cán bộ quản lý cấp cao
-
- Lãnh đạo đơn vị/ doanh nghiệp/…: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng ban, Trưởng phòng,…
- Quản lý cấp cao: Trưởng các bộ phận sản xuất, kỹ thuật, kinh doanh; Quản đốc phân xưởng; Cấp phó của người đứng đầu có nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
-
- Giữ trách nhiệm quản lý chung: Chịu trách nhiệm liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động trong toàn bộ đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Đảm bảo thực thi các quy định: Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị.
- Nâng cao nhận thức: Tăng cường tuyên truyền và giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động cho tập thể cán bộ, nhân viên.
Nhóm 2: Cán bộ chuyên trách về an toàn
-
- Chuyên gia an toàn: là cán bộ chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở, đơn vị.
- Giám sát an toàn: là người trực tiếp giám sát liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
-
- Kiến thức chuyên môn: Nắm vững những kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, pháp luật trong lao động, các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật.
- Kỹ năng thực hành: Có khả năng đánh giá về nguy cơ, lập kế hoạch phòng ngừa các trường hợp tai nạn lao động, và hướng dẫn đào tạo an toàn.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả để mục đích truyền đạt thông tin về an toàn đến người lao động.
Nhóm 5: Cán bộ y tế
-
- Bác sĩ: Chuyên gia y tế chịu trách nghiệm khám sức khỏe định kỳ, cấp cứu về tai nạn lao động.
- Điều dưỡng: Hỗ trợ bác sĩ về công tác khám sức khỏe, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.
-
- Kiến thức y khoa: Nắm chắc các kiến thức chuyên môn liên quan đến y học lao động, y học dự phòng.
- Kỹ năng khám chữa bệnh: Có nghiệp vụ thực hiện khám sức khỏe định kỳ, cấp cứu các trường hợp tai nạn lao động.
- Kỹ năng tư vấn: Tư vấn các vấn đề sức khỏe cho người lao động, hướng dẫn cho công nhân viên biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.
Nhóm 6: An toàn viên
-
- An toàn viên: là Người lao động trực tiếp tham gia vào công tác an toàn, vệ sinh lao động chính tại nơi làm việc.
- Yêu cầu:
- Kiến thức chuyên môn: Nắm vững đầy đủ kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động, các quy định an toàn tại môi trường làm việc.
- Kỹ năng thực hành: Có kỹ năng thực hiện những biện pháp bảo vệ an toàn, kiểm tra, giám sát an toàn chính tại nơi làm việc.
- Ý thức trách nhiệm: chấp hành gương mẫu các quy định an toàn, vệ sinh lao động, tuyên truyền, vận động cho người lao động thực hiện an toàn.
- Yêu cầu cơ bản
- Về độ tuổi: Tối thiểu từ 18 tuổi đến 60 tuổi 03 tháng (đối với người lao động là Nam); tối thiểu từ 18 tuổi đến 55 tuổi 4 tháng (đối với người lao động là Nữ)
- Sức khỏe: Phải đảm bảo có đủ sức khỏe về thể chất và về tinh thần để thực hiện các công việc một cách an toàn. Tùy thuộc vào tính chất công việc khác nhau mà việc kiểm tra sức khỏe cụ thể có thể được yêu cầu phù hợp.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo trực tiếp và Đào tạo trực tuyến.
- Cấp chứng chỉ: sau khi hoàn thành chất lượng khóa đào tạo và đạt kết quả như quy định, người học được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của Chính Phủ. Có giá trị sử dụng là trong vòng 02 năm.
Sổ theo dõi người được huấn luyện thuộc nhóm 4
Định nghĩa: Sổ này được cấp cho người lao động không công tác những công việc thuộc kiểu ít nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, những công việc có tính an toàn cao hơn, ít khả năng gây nguy hiểm hơn.
Đối tượng cấp:
- Được cấp cho người lao động nhóm 4
- Người lao động thuộc nhóm 4 - đây là những đối tượng lao động không thuộc trong các nhóm 1, 2, 3, 5, 6
- Người lao động thuộc nhóm 4 là bao gồm cả người học nghề, tập nghề hay thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Yêu cầu cơ bản:
- Độ tuổi: Tối thiểu 18 tuổi đến 60 tuổi 03 tháng (đối với Nam); tối thiểu 18 tuổi đến 55 tuổi 4 tháng (đối với Nữ)
- Sức khỏe: Yêu cầu phải có đủ sức khỏe cả thể chất và cả tinh thần để thực hiện công việc dự định một cách an toàn. Tùy thuộc vào tính chất công việc khác nhau, việc kiểm tra sức khỏe cụ thể có thể được yêu cầu.
- Hình thức đào tạo:Đào tạo trực tiếp và Đào tạo trực tuyến.
- Cấp chứng chỉ: Sau khi hoàn thành tốt khóa đào tạo và đạt kết quả như quy định, người học sẽ được cấp sổ theo dõi người được huấn luyện an toàn lao động nhóm 4. Có giá trị sử dụng là trong vòng 01 năm.
Thông tin chi tiết các khóa Huấn luyện an toàn lao động vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK
- Điện thoại:028.36.10.18.18 - 0931.29.79.68 - 0983.225.725
- Hotline - ZAlO : 0931.29.79.68
- Địa chỉ đăng ký học an toàn lao động tại Tp.HCM: tại số 79 Đường số 1, Cityland CenterHills ,P. 7, Q. Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Địa chỉ đăng ký học an toàn lao động tại Hà Nội: Quốc lộ 1A, Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
- VPĐD đăng ký tại Miền Trung tại 386 Hoàng Văn Thụ, Phường Quảng Phú, Tp Quảng Ngãi.
- Email: [email protected], [email protected]
- Website: https://laodongviet.vn/ - http://daotaoviet.edu.vn