An toàn lao động, vệ sinh lao động là gì?
An toàn lao động được xem là giải pháp phòng, chống các tác động của những yếu tố nguy hiểm, với mục đích đảm bảo không xảy ra các rủ ro đáng tiếc: thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động chính là giải pháp phòng, chống những tác động của yếu tố có hại trong quá trình lao động gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người.
Những nguyên tắc để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
Để thực hiện tốt việc an toàn, vệ sinh lao động cần phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm cho người lao động được làm việc trong điều kiện môi trường an toàn, vệ sinh lao động.
- Tuân thủ đầy đủ những biện pháp về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
- Thực hiện ưu tiên các biện pháp về phòng ngừa, loại trừ và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố gây hại trong quá trình lao động của người lao động.
- Tham vấn ý kiến của các tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, Hội đồng an toàn vệ sinh lao động các cấp trong việc xây dựng, lên kế hoạch, thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
Quyền và nghĩa vụ an toàn, vệ sinh lao động
Đối với người lao động (người có Hợp Đồng Lao Động)
Người lao động được làm việc theo hợp đồng lao động có quyền như sau:
- Được bảo đảm về các điều kiện làm việc một cách công bằng, an toàn, đảm bảo vệ sinh lao động;
- Yêu cầu người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm tạo dựng được điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong suốt quá trình lao động tại nơi làm việc;
- Được cung cấp đầy đủ mọi thông tin cần thiết về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố gây hại tại nơi làm việc và phổ biến những biện pháp phòng, chống;
- Được đào tạo, huấn luyện bài bản về an toàn, vệ sinh lao động;
- Được thực hiện đầy đủ chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định kì;
- Được người sử dụng lao động đóng đầy đủ bảo hiểm tai nạn lao động;
- Được hưởng chế độ đối với trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Được hỗ trợ trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật gây ra do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Được chủ động đi khám giám định về mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định nếu kết quả khám giám định có đầy đủ điều kiện để điều chỉnh nâng tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
- Yêu cầu người sử dụng lao động ưu tiên bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Từ chối làm công việc hoặc bỏ nơi làm việc hiện tại mà vẫn được trả đủ mức lương, người lao động không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi nhận thức rõ có nguy cơ xảy ra những tai nạn lao động nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình. Tuy nhiên, người lao động phải báo ngay cho người quản lý để có phương án xử lý phù hợp nhất; Chỉ tiếp tục làm việc tại nơi làm việc khi người quản lý trực tiếp đã khắc phục những nguy cơ vi phảm việc an toàn, vệ sinh lao động.
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện người sử dụng lao động vi phạm an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có những nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành tốt nội quy, quy trình cùng những biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Tuân thủ đầy đủ giao kết về an toàn, vệ sinh lao động được đề cập trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động của tập thể;
- Sử dụng hợp lý và bảo quản các đồ bảo hộ cá nhân đã được trang cấp;
- Đối với các thiết bị được sử dụng để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: Người lao động cần phải báo cáo kịp thời với người phụ trách khi phát hiện ra nguy cơ xảy ra sự cố tại nơi lam việc gây mất an toàn, vệ sinh lao động, gây nên tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đáng tiếc; Chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố theo dựa trên phương án xử lý sự cố hoặc khi có mệnh lệnh từ người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với người lao động (Không có Hợp Đồng Lao Động)
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động đảm bảo quyền sau đây:
- Được làm việc trong môi trường lao động đảm bảo những điều kiện an toàn, vệ sinh lao động;
- Được Nhà nước, xã hội tạo điều kiện để được làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
- Tiếp nhận các thông tin, tuyên truyền, giáo dục hữu ích liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Được tham gia các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
- Tham gia và hưởng đầy đủ bảo hiểm tai nạn lao động dựa trên hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
- Căn cứ vào điều kiện để phát triển nền kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách của nhà nước trong từng thời kỳ khác nhau, Chính phủ đã đưa ra quy định chi tiết liên quan đến việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động không có hợp đồng lao động theo hình thức tự nguyện;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có những nghĩa vụ như sau:
- Chịu trách nhiệm liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động đối với các công việc do mình thực hiện tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan đến công việc của mình trong quá trình lao động;
- Thông báo kịp thời với chính quyền địa phương để có những biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
Lưu ý:
- Những cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân: có quyền và nghĩa vụ liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động như người lao động có hợp đồng lao động. Ngoại trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng riêng với đối tượng này có những quy định riêng khác.
- Những cá nhân là người học nghề để sau đó làm việc cho người sử dụng lao động cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động.
- Những cá nhân là người lao động nước ngoài công tác tại Việt Nam có đầy đủ quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động tương tự như đối với NLĐ có hoặc không có HĐLĐ. Riêng đối với việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Đối với người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có những quyền sau đây:
- Yêu cầu người lao động cần phải chấp hành một cách nghiêm túc các nội quy, quy trình, biện pháp nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Khen thưởng người lao động khi thực hiện, chấp hành tốt và song song cũng kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện dựa theo quy định của pháp luật;
- Huy động người lao đông tham gia trong các trường hớp ứng cứu khẩn cấp, tai nạn lao động, khắc phục sự cố.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ như sau đây:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện cùng với chủ động phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trong công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan;
- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động đầy đủ cho người lao động;
- Tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn chi tiết các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp phòng chống bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Trang bị đầy đủ tại nơi làm việc phương tiện, công cụ lao động nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe định kì, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Không được phép ép buộc người lao động tiếp tục làm việc hoặc quay trở lại nơi làm việc khi nhận thức được có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
- Cử người phụ trách giám sát, kiểm tra thực hiện những nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc dựa theo quy định của pháp luật;
- Bố trí bộ phận hoặc cá nhân phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Thực hiện phối hợp cùng với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập nên mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
- Phân định một cách công minh và đầy đủ trách nhiệm và giao quyền hạn rõ ràng về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Thực hiện công tác khai báo, thống kê, điều tra, báo cáo về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, những sự cố kỹ thuật gây nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
- Thống kê, báo cáo định kì về tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Chấp hành tốt các quyết định của thanh tra chuyên ngành an toàn, vệ sinh lao động;
- Lấy ý kiến từ Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi thực hiện xây dựng kế hoạch, quy trình, nội quy,, biện pháp nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Nội quy, quy trình với mục đích bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
Những hành vi nghiêm cấm trong an toàn, vệ sinh lao động
- Tất cả các hành vi là che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật liên quan đến tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp; không thực hiện đầy đủ các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây nên những tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại về người, môi trường, tài sản; buộc người lao động cần phải làm việc hoặc không được rời nơi làm việc khi đang tồn tại nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của họ hoặc bắt buộc người lao động tiếp tục làm việc trong khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục hoàn toàn.
- Trốn tránh đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm; chiếm dụng riêng khoản tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động; các hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm; không chi trả đầy đủ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đúng như quy định; quản lý, sử dụng các Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác một cách trái pháp luật cơ sở dữ liệu liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Sử dụng thiết bị, vật tư mà không được kiểm định và không đạt yêu cầu, cũng như không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng dẫn đến không đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn như quy định.
- Gian lận trong các công tác, hoạt động kiểm định, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, giám định y khoa, quan trắc môi trường lao động, mục đích để xác định mức suy giảm khả năng lao động.
- Chưa được huấn luyện nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động nhưng đã sử dụng lao động.
Thông tin chi tiết các khóa Huấn luyện an toàn lao động vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK
- Điện thoại:028.36.10.18.18 - 0931.29.79.68 - 0983.225.725
- Hotline - ZAlO : 0931.29.79.68
- Địa chỉ đăng ký học an toàn lao động tại Tp.HCM: tại số 79 Đường số 1, Cityland CenterHills ,P. 7, Q. Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Địa chỉ đăng ký học an toàn lao động tại Hà Nội: Quốc lộ 1A, Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
- VPĐD đăng ký tại Miền Trung tại 386 Hoàng Văn Thụ, Phường Quảng Phú, Tp Quảng Ngãi.
- Email: [email protected], [email protected]
Website: https://laodongviet.vn/ - http://daotaoviet.edu.vn