Huấn luyện an toàn, vệ sinh dành cho người trực tiếp nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể

1. Khái niệm huấn luyện an toàn, vệ sinh trong lao động?

Huấn luyện vệ sinh, an toàn lao động là một trong những phương thức có vai trò nâng cao sự hiểu biết cho người lao động, người sử dụng nguồn lao động đảm bảo sự an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó sẽ giúp giảm thiểu được những rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp cơ sở.

2. Tại sao cần phải tham gia chương trình huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?

- Mục đích:

  • Nhận diện mối nguy, sau đó có biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động.
  • Cập nhật kiến thức về những vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

- Nhà nước quy định:

Quy định tại Điều 14 Bộ Luật 84/2015/QH13 Về Quy định An toàn, vệ sinh lao động như sau:

“Điều 14. Huấn luyện vấn đề an toàn, vệ sinh trong lao động

  1. Người quản lý phụ trách về những vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động, người làm trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, người đảm nhận công tác y tế, vệ sinh, an toàn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham gia vào khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cũng như tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được cấp giấy chứng nhận sau khi thực hiện công tác kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu. 

Trường hợp có thay đổi về pháp luật, chính sách hoặc công nghệ, khoa học về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động thì phải được tham gia huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kỹ năng, kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động. 

  1. Người sử dụng lao động tổ chức những khóa huấn luyện cho người lao động làm những công việc có liên quan đến sự yêu cầu nghiêm ngặt trong vấn đề an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn cho người lao động trước khi được bố trí vào làm công việc này.
  2. Người lao động làm việc tự do, không theo hợp đồng lao động cũng phải tham gia khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề an toàn, vệ sinh trong lao động và được cấp thẻ an toàn. 

Nhà nước đưa ra những chính sách hỗ trợ học phí cho người lao động được quy định tại điều khoản này khi tham gia khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài ra, đối tượng và thời gian hỗ trợ được Chính phủ quy định cụ thể tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. 

  1. Người sử dụng lao động có thể tự tổ chức chương trình huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện chương trình an toàn, vệ sinh trong lao động dành cho người lao động không thuộc đối tượng quy định tại những khoản 1, 2 và 3 Điều này, người học nghề, người thử việc, người tập nghề, trước khi được tuyển dụng hoặc bố trí vào làm việc và định kỳ huấn luyện lại mục đích trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể đảm bảo được sự an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được phân giao. 
  2. Việc huấn luyện về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đã quy định tại Điều này phải phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nhóm ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở kinh doanh, sản xuất, người lao động chủ động tổ chức những khóa huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động hoặc có thể kết hợp với khóa huấn luyện với nội dung an toàn, vệ sinh lao động nội dung phòng cháy, chữa cháy hoặc những nội dung huấn luyện khác chuyên ngành quy định. 
  3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành những Danh mục công việc có quy định nghiêm ngặt về sự an toàn, vệ sinh lao động sau khi có ý kiến của bộ quản lý ngành và lĩnh vực có liên quan.
  4. Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ là đơn vị công lập, doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh trong lao động theo những quy định của pháp luật đầu tư và Luật này.

Trường hợp doanh nghiệp tự tổ chức chương trình huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho những đối tượng được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì phải đáp ứng được điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.”



3. Nội dung học và thời gian tham gia khóa huấn luyện nhóm 3 (nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể)?

Nội dung, chương trình và thời gian thực hiện huấn luyện được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, Nghị định số 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ với thời gian và những bài kiểm tra như sau:

Nhóm 3: Chương trình tham gia khóa huấn luyện ban đầu tổng là 24 giờ (định kỳ là 12 giờ), trong đó sẽ bao gồm 01 bài kiểm tra lý thuyết thời gian là 2 giờ kết thúc khóa huấn luyện. Cụ thể:

  • Hệ thống pháp luật, chính sách về vấn đề an toàn, vệ sinh trong lao động
  • Kiến thức cơ bản về vấn đề thực hiện an toàn, vệ sinh lao động
  • Nội dung tham gia khóa huấn luyện chuyên ngành (nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể)
  • Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện và cấp thẻ lao động

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và tư vấn về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện, thiết bị, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK

Website: https://laodongviet.vn/ - http://daotaoviet.edu.vn

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Huấn luyện an toàn, vệ sinh dành cho người trực tiếp nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể

Gửi đánh giá của bạn

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 27 / 1 / 27 TX 25 phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
Số điện thoại: 0931297968

Đôi Nét Về AKG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động

Hướng Dẫn Đường Đi

©Copyright 2017-2019
©Bản quyền thuộc về Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh | Cung cấp bởi SOPRO