1.1. Ngành cơ khí là gì?
Đây là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến chế tạo các chi tiết kim loại, thiết kế và vận hành máy móc.
Là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị hay các vật dụng hữu ích, phục vụ cho công tác thiết kế ở các lĩnh vực máy móc và các thiết bị sản xuất. Bên cạnh đó, còn phục vụ trong lĩnh vực hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, các đồ dùng gia đình.
Ngành có vai trò rất tham gia trong các hoạt động sản xuất thực tế. Nơi các kỹ sư Cơ khí tham gia cào việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo. Đồng thời tối ưu hóa được quá trình sản xuất đảm bảo hiệu quả cao, kinh tế nhất có thể.
1.2. Một số máy móc được sản xuất tiêu biểu trong ngành cơ khí
Càng ngày thì các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho ngành cơ khí càng phổ biến, nhiều nhóm ngành đã thay thế hình thức làm việc truyền thống. Máy móc càng tích hợp nhiều công nghệ tối ưu càng giúp nâng cao hiệu quả công việc. Một số loại máy móc có thể kể đến như sau:
- Máy tiện CNC
Máy tiện CNC là một trong những loại máy gia công cơ khí phổ biến ở hầu hết các xưởng cơ khí hiện nay, bao gồm đa dạng nhiều loại khác nhau như máy tiện trước, máy tiện sau, máy tiện cỡ trung bình, máy tiện mini và máy tiện cnc cỡ lớn để phục vụ cho đa dạng nhu cầu.
Nhiệm vụ chính của những chiếc máy tiện CNC đó là dùng để gia công mặt trục hoặc côn như trục, bánh xe, vòng chặn, lỗ, ren, gia công cắt rãnh và thực hiện cắt bỏ vật liệu từ phôi trục, gia công những chi tiết tròn xoay cũng như các chi tiết phức tạp về mẫu mã.
- Máy phay CNC
- Máy phay CNC là một công cụ hỗ trợ cực kì đắc lực cho quá trình gia công cơ khí tại các xưởng cơ khí có quy mô từ nhỏ đến lớn.
- Nhờ vào áp dụng công nghệ CNC hiện đại, điều khiển tự động bằng máy tính, máy phay CNC cơ khí có khả năng thao tác cắt gọt đa dạng nhiều kiểu chi tiết máy khác nhau một cách nhanh chóng, dễ dàng và có độ chính xác cao, đảm bảo được tính thẩm mỹ.
- Máy mài CNC
- Máy mài CNC là dạng máy mài tự động, đây là loại máy gia công cơ khí sử dụng hệ thống điều khiển một cách tự động, hoạt động dựa trên chương trình đã được lập trình sẵn ở hệ thống máy tính.
- Máy mài tự động hỗ trợ người dùng dễ dàng xử lý mài vật liệu một cách nhanh chóng hơn và chính xác hơn, đạt đến độ thẩm mỹ, tinh xảo cao. Loại máy công cụ cơ khí này có thể mài cực kì hiệu quả đa dạng vật liệu như thép cứng và các hợp kim, đá granite, thủy tinh.
- Máy cắt cơ khí
- Máy cắt là một trong những loại máy gia công cơ khí quan trọng nhất ở các xưởng cơ khí, đặc biệt là đối với những xưởng thực hiện gia công sắt thép. Có rất nhiều loại máy cắt cơ khí đang được đưa vào ứng dụng phổ biến hiện nay như là máy cắt laser, máy cắt plasma, máy cắt CNC.
- Máy cưa vòng kim loại
- Máy cưa vòng kim loại là loại máy cưa có đặc điểm lưỡi theo hình vòng tròn được uốn cong và di chuyển trượt trên hai bánh đà và chỉ có thể chạy cắt một chiều cố định. Thiết bị này thường được sử dụng nhiều nhất trong ngành gia công cơ khí.
- Nhờ trọng lực của phần thân cưa, phôi cắt sẽ được cố định trong Êtô, máy vận hành di chuyển từ trên xuống và ứng dụng để cắt được những loại vật liệu nặng, lớn.
1.3. Các công việc cụ thể ở trong ngành cơ khí
Ngành cơ khí là một ngành sản xuất rất đa dạng, có nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sản xuất các loại máy móc, thiết bị, bảo trì, sửa chữa và lắp đặt nhiều thiết bị công nghiệp khác nhau. Các công việc cụ thể có thể kể đến trong ngành cơ khí bao gồm:
- Thiết kế và chế tạo máy móc: Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu các chuyên gia phải sử dụng tốt kĩ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật, sử dụng tốt các công cụ phần mềm thiết kế như CAD (Computer-Aided Design), Solidworks, CATIA, AutoCAD để thiết kế và chế tạo ra các thiết bị, máy móc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
- Bảo trì và sửa chữa: Đây là công việc để đảm bảo cho các thiết bị, máy móc, thiết bị công nghiệp hoạt động một cách ổn định và hiệu quả. Các kỹ thuật viên chuyên môn sẽ thực hiện những công việc kiểm tra, đánh giá và bảo trì thiết bị, cũng như sửa chữa khi cần thiết.
- Lắp đặt và vận hành: Sau khi máy móc hoặc thiết bị đã được chế tạo hoàn thiện, các chuyên gia cơ khí sẽ bắt đầu thực hiện công việc lắp đặt, kiểm tra và vận hành thực tế để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
- Sản xuất các bộ phận cơ khí: Quá trình sản xuất các bộ phận cơ khí bao gồm các giai đoạn từ việc lập kế hoạch sản xuất, lựa chọn nguyên liệu, gia công, lắp ráp đến công tác kiểm tra chất lượng. Các kỹ thuật viên cơ khí có nhiệm vụ sử dụng các công cụ, máy móc để sản xuất ra những bộ phận cơ khí đáp ứng được yêu cầu liên quan đến chất lượng, độ chính xác và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Các chuyên gia cơ khí còn thực hiện công việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển công nghiệp bền vững.
2.1. Thế nào là Huấn luyện an toàn lao động ngành cơ khí?
- Huấn luyện an toàn lao động ngành cơ khí là tổng hợp những buổi học để trang bị nhận thức liên quan đến cách phòng chống tai nạn lao động dành cho người lao động. Theo đó, người lao động trong ngành cơ khí là những đối tượng thuộc nhóm 3.
- Khóa đào tạo an toàn lao động là phương pháp để cho người lao động nhận biết và phòng tránh các mối nguy hiểm, hạn chế xảy ra các rủi ro tai nạn lao động trong quá trình làm việc.
2.2. Thời gian huấn luyện
- Thời gian huấn luyện an toàn lần đầu:
- Tổng thời gian huấn luyện lần đầu là ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Trong đó có 8 giờ học lý thuyết nội dung hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- Trong đó có 8 giờ học lý thuyết nội dung của kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
- Trong đó có 4 giờ học lý thuyết về nội dung huấn luyện chuyên ngành
- Trong đó có 2 giờ học thực hành về nội dung huấn luyện chuyên ngành
- Trong đó có 2 giờ kiểm tra lý thuyết để hoàn thành khóa huấn luyện
Trung tâm huấn luyện an toàn lao động sẽ phân bố thời gian hợp lý thành nhiều buổi đào tạo phụ thuộc vào việc bố trí thời gian học thuận tiện cho công nhân viên. Nhưng thông thường, sẽ bao gồm 6 buổi huấn luyện, khóa học sẽ diễn ra khoảng 3 ngày, với điều kiện là doanh nghiệp sản xuất sẽ đáp ứng được thời gian học liên tục.
- Thời gian để huấn luyện an toàn định kỳ: Trước khi thẻ an toàn lao động đến hạn, người lao động nếu có nhu cầu được cấp lại thì phải hoàn thành khóa đào tạo an toàn lao động định kỳ, với thời gian huấn luyện an toàn định kỳ phải bằng ít nhất 50% thời gian huấn luyện an toàn lần đầu.
Mối nguy hiểm trong ngành cơ khí chủ yếu là phát sinh từ các cơ cấu chuyển động của các loại máy móc, phương tiện sử dụng khi làm việc. Công cụ cầm tay và các chi tiết gia công nhỏ có thể gây ra tổn thương cho người lao động khi làm việc như: kẹp, chặt, cắt, cán, xuyên thủng, dập. Mức độ tổn thương của mối nguy hiểm còn tùy thuộc vào năng lượng của những thao tác của người hay máy móc. Sau đây AGK sẽ liệt kê các mối nguy hiểm để các bạn nhận biết và làm việc an toàn hơn trong ngành cơ khí.
- Hở dây điện, đấu nối thi công đường dây không đạt chất lượng. Hoặc thiết bị, máy móc bị rò rỉ điện có thể gây rủi ro giật điện cho người sử dụng.
- Người lao động không trang bị hoặc trang bị không đúng cách các vật dụng bảo hộ lao động, cũng như sử dụng đồ bảo hộ lao động kém chất lượng trong quá trình làm việc với máy móc cơ khí.
- Các cơ cấu chuyển động của thiết bị, máy móc không được che chắn, tạo ra nguy cơ người lao động bị cuốn tay vào máy trong khi làm việc
- Quần và áo dài, tóc dài không buộc gọn gàng có nguy cơ bị cuốn vào các thiết bị đang vận hành
- Các mảng kim loại khi bị cắt gọt trong quá trình gia công có nguy cơ vắng bắn vào mắt, hoặc cơ thể.
- Máy móc hoạt động không đúng cách có nguy cơ gây va chạm cơ khí, va trúng vào người lao động
- Chạm tay vào phôi kim loại đang ở nhiệt độ cao gây bỏng nặng