Huấn luyện an toàn lao động khai thác quặng sắt

An toàn lao động đóng vai trò then chốt trong hoạt động khai thác quặng sắt và cần được chú trọng kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động cũng như củng cố uy tín cho doanh nghiệp. Việc tổ chức các khóa huấn luyện an toàn lao động là một giải pháp thiết thực và hiệu quả, giúp nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng phòng ngừa tai nạn cho người lao động trong quá trình khai thác.

Tổng quan thông tin về quặng sắt

a, Quặng sắt là gì?

Quặng sắt được biết là một loại khoáng sản chứa sắt, được ứng dụng để sản xuất nên các sản phẩm thép. Quặng sắt đã được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới và ở nhiều dạng khác nhau, nhưng độ phổ biến nhất phải nhắc đến đó là quặng sắt magnetit (Fe3O4), hematit (Fe2O3), limonit và siderit. Khoáng sản Quặng sắt được khai thác thông qua quá trình khai thác ở mỏ và sau đó chế biến để tách sắt ra khỏi các tạp chất đá, đất và các khoáng chất khác.

b, Các loại máy móc được sử dụng khi khai thác quặng sắt

Trong quá trình khai thác quặng sắt, nhiều loại máy móc và thiết bị chuyên dụng được sử dụng để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cụ thể gồm:

  • Máy nghiền: Dùng để nghiền nhỏ quặng, giúp thuận tiện cho việc vận chuyển và xử lý sau đó.
  • Máy sàng: Tách quặng đã nghiền thành các kích cỡ khác nhau, phục vụ cho các giai đoạn chế biến tiếp theo.
  • Thiết bị lọc: Loại bỏ tạp chất không mong muốn trong quặng.
  • Thiết bị tách: Giúp tách riêng quặng sắt ra khỏi các thành phần khác, tăng độ tinh khiết của sản phẩm.
  • Máy khoan: Khoan các lỗ sâu trên bề mặt đất hoặc trong mỏ để tiếp cận quặng.
  • Máy đào: Đào quặng từ các lớp đất sâu dưới lòng đất lên.
  • Máy kéo: Vận chuyển quặng và đá từ khu vực khai thác đến nơi xử lý hoặc nhà máy.
  • Máy xay: Xay nhuyễn quặng và đá thành dạng bột, phục vụ cho các công đoạn tinh chế sau cùng.
  • Thiết bị phân tích: Dùng để đánh giá chất lượng và xác định hàm lượng quặng sắt trong nguyên liệu.

c, Các công việc cụ thể tại nhà máy khai thác quặng sắt

Công việc trong nhà máy khai thác quặng sắt được chia thành các nhóm chính như sau:

Nhóm 1: Ban giám đốc

  • Giám đốc điều hành và phó giám đốc điều hành mỏ: Phụ trách điều phối toàn bộ hoạt động sản xuất và quản lý chung của nhà máy khai thác quặng sắt.

Nhóm 2: Cán bộ an toàn

  • Chịu trách nhiệm xây dựng và giám sát việc thực hiện các quy trình an toàn lao động, đảm bảo mọi nhân viên tuân thủ nghiêm ngặt quy định nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất.

Nhóm 3: Nhân sự vận hành và kỹ thuật

  • Khai thác quặng: Thực hiện các công đoạn khoan, nổ mìn, đào và vận chuyển quặng từ mỏ về nhà máy.
  • Nghiền và sàng lọc: Quặng được nghiền nhỏ và sàng để tách phần có giá trị khỏi các tạp chất, chuẩn bị cho giai đoạn chế biến tiếp theo.
  • Luyện kim: Quặng sau khi được xử lý sẽ đưa vào quá trình luyện kim để tạo thành thép hoặc các sản phẩm thép khác.
  • Xử lý chất thải: Các phế phẩm và chất thải sinh ra trong quá trình khai thác và luyện kim được xử lý đúng quy định, đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe người lao động.
  • Bảo trì và sửa chữa: Bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa máy móc, thiết bị nhằm duy trì hoạt động ổn định của dây chuyền sản xuất.
  • Quản lý và giám sát sản xuất: Theo dõi tiến độ, chất lượng, và an toàn trong toàn bộ quá trình khai thác và chế biến quặng sắt.

Nhóm 4: Khối văn phòng và hỗ trợ

  • Gồm các bộ phận: hành chính, bán hàng, marketing, phục vụ.
  • Các vị trí quản lý như: quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, nhân sự, vật tư, tài chính – kế toán, góp phần đảm bảo hoạt động của nhà máy diễn ra hiệu quả, đúng kế hoạch.

Tổng quan về khóa huấn luyện an toàn lao động trong khai thác quặng sắt

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung vào Nhóm 3 – lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất khai thác quặng sắt, cũng là nhóm đối mặt với nguy cơ tai nạn lao động cao nhất. (Thông tin về các nhóm khác có thể tham khảo thêm tại đây.)

a, Như thế nào là Huấn luyện an toàn lao động Nhóm 3?

Huấn luyện an toàn lao động cho Nhóm 3 là chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động cho người lao động trong môi trường sản xuất.

b, Thời gian huấn luyện

 

  • Về huấn luyện an toàn lao động lần đầu:

 

  • Tổng thời lượng tối thiểu: 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra cuối khóa.
  • Cấu trúc nội dung:
    • 8 giờ lý thuyết về hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến an toàn – vệ sinh lao động.
    • 8 giờ lý thuyết về các kiến thức cơ bản ở trong lĩnh vực an toàn – vệ sinh lao động.
    • 4 giờ lý thuyết chuyên ngành phù hợp với tính chất công việc.
    • 2 giờ thực hành chuyên ngành.
    • 2 giờ kiểm tra đánh giá lý thuyết kết thúc khóa học.
  • Huấn luyện an toàn lao động định kỳ: Trước khi thẻ an toàn lao động hết hiệu lực, người lao động cần tham gia khóa huấn luyện định kỳ để được cấp lại.

Thời gian huấn luyện định kỳ tối thiểu bằng 50% thời lượng của khóa huấn luyện lần đầu (tức ít nhất 12 giờ).

c, Thẻ an toàn lao động

Sau khi hoàn thành tốt khóa huấn luyện an toàn lao động và đã vượt qua bài kiểm tra cuối khóa, người lao động sẽ được cấp thẻ an toàn lao động, còn gọi là chứng chỉ an toàn lao động Nhóm 3.

Thẻ an toàn Nhóm 3 sẽ ghi rõ các thông tin như:

  • Họ tên, ngày sinh
  • Cụ thể về Công việc và về môi trường làm việc
  • Thời gian huấn luyện
  • Dấu xác nhận (mộc đỏ) và chữ ký của đơn vị huấn luyện

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 24 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, việc cấp thẻ an toàn lao động được chia thành hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: người lao động có hợp đồng lao động
    Nếu người lao động có ký hợp đồng với doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động sẽ là bên ký tên, đóng dấu và giáp lai vào thẻ an toàn sau khi người lao động đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện và đạt yêu cầu kiểm tra.

Trường hợp 2: Lao động tự do, thời vụ, không có hợp đồng lao động
Trong trường hợp này, đơn vị tổ chức huấn luyện sẽ chịu trách nhiệm ký tên, đóng dấu và giáp lai vào thẻ an toàn sau khi người lao động hoàn thành khóa học và vượt qua kiểm tra.

Nhận diện các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến người lao động trong khai thác quặng sắt

Quá trình khai thác và chế biến quặng sắt tiềm ẩn nhiều mối nguy hại có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Một số rủi ro phổ biến có thể kể ra như:

  • Nguy cơ tai nạn vật lý: Người lao động có thể bị đâm, va chạm, trượt ngã, bị nghiền nát hoặc chôn vùi dưới đống đá và đất đá trong quá trình làm việc tại mỏ.
  • Tác động cơ học do tư thế làm việc kéo dài: Các công việc như đào đất, bốc xếp hoặc vận chuyển quặng thường yêu cầu người lao động phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như đau lưng, thoái hóa cột sống, viêm khớp.
  • Tiếp xúc với bụi độc hại trong không khí: Trong quá trình khai thác, các hạt bụi chứa chất độc như amiăng, silic và asbestos có thể phát tán trong không khí. Khi hít phải, người lao động có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, xơ phổi, ung thư phổi.
  • Nguy cơ tai nạn hóa học: Một số loại hóa chất như axit sulfuric, axit nitric được sử dụng trong công đoạn xử lý quặng. Nếu không được bảo quản và sử dụng đúng cách, chúng có thể gây ra các sự cố nghiêm trọng như bỏng hóa chất, cháy nổ, hoặc ngộ độc.
  • Tác động từ nước nhiễm khoáng: Người lao động có thể tiếp xúc với nguồn nước chứa hàm lượng cao các khoáng chất như canxi, oxit silic,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận khi làm việc lâu dài trong môi trường này.

Nguy hiểm do thiết bị điện không đảm bảo an toàn: Hệ thống điện trong nhà máy nếu không được bảo dưỡng định kỳ, thiếu khả năng cách điện hoặc chống thấm nước có thể gây ra tai nạn điện giật, đe dọa tính mạng người lao động.

Các biện pháp an toàn lao động khi tham gia hoạt động khai thác quặng sắt

Để đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình khai thác quặng sắt, cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp như sau:

  • Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân (PPE): Người lao động cần được trang bị mũ bảo hộ, kính bảo vệ, khẩu trang, găng tay, giày bảo hộ, áo phản quang và các thiết bị chuyên dụng khác nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nguy hiểm trong môi trường làm việc.
  • Tuân thủ quy trình vận hành thiết bị: Mọi hoạt động sử dụng máy móc, công cụ khai thác cần được thực hiện theo đúng quy định an toàn nhằm hạn chế sự cố và tai nạn.
  • Bảo trì và kiểm tra định kỳ: Các thiết bị, máy móc, hệ thống đường ống và thiết bị an toàn phải được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.
  • Huấn luyện an toàn cho người lao động: Tổ chức các khóa huấn luyện về quy trình làm việc an toàn, nhận diện rủi ro và hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách.
  • Trang bị hệ thống cứu hộ và phòng cháy chữa cháy: Đảm bảo các phương tiện cấp cứu, chữa cháy luôn được lắp đặt đầy đủ, bảo trì thường xuyên và sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
  • Giám sát an toàn và bảo vệ môi trường: Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy trình làm việc an toàn và các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong khai thác.
  • Quản lý hóa chất độc hại: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng, vận hành, lưu trữ và vận chuyển các loại hóa chất, vật liệu nguy hiểm để tránh gây hại cho con người và môi trường.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ người lao động: Đảm bảo người lao động được tiếp cận các tài liệu, hướng dẫn an toàn và được hỗ trợ đầy đủ trong suốt quá trình làm việc.
  • Quan trắc môi trường định kỳ: Thực hiện đo lường, phân tích các yếu tố độc hại trong hầm mỏ nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, từ đó có giải pháp cải thiện, phòng tránh bệnh nghề nghiệp.

Lợi ích của việc huấn luyện an toàn lao động trong khai thác quặng sắt

AGK - Lao Động Việt mang đến cho Quý doanh nghiệp những lợi ích thiết thực khi tham gia các khóa huấn luyện an toàn lao động, tuân thủ theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP về công tác an toàn vệ sinh lao động. Cụ thể:

  • Nâng cao nhận thức an toàn cho người lao động: Người lao động được trang bị kiến thức để nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình làm việc, từ đó chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy trình phòng ngừa rủi ro: Doanh nghiệp có thể thiết lập và triển khai hiệu quả các biện pháp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sản xuất, vận hành và bảo trì thiết bị.
  • Giảm thiểu chi phí phát sinh do sự cố lao động: Việc phòng ngừa tốt các nguy cơ mất an toàn giúp doanh nghiệp tránh được thiệt hại tài chính liên quan đến tai nạn lao động và ngừng trệ sản xuất.
  • Tăng năng suất và duy trì hiệu quả sản xuất: Môi trường làm việc an toàn giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động.
  • Tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động, tránh bị xử phạt, khiếu nại hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định pháp luật.
  • Nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu: Việc chú trọng đến an toàn lao động thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, từ đó tạo dựng niềm tin với đối tác và khách hàng.

Các khóa huấn luyện của Lao Động Việt chính là giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa tác động từ các yếu tố nguy hiểm trong môi trường làm việc, góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe và sự an toàn cho mỗi cá nhân tham gia lao động sản xuất.

Thông tin chi tiết các khóa Huấn luyện an toàn lao động vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Huấn luyện an toàn lao động khai thác quặng sắt

Gửi đánh giá của bạn

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 27 / 1 / 27 TX 25 phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
Số điện thoại: 0931297968

Đôi Nét Về AKG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động

Hướng Dẫn Đường Đi

©Copyright 2017-2019
Cung cấp bởi SOPRO