Huấn luyện an toàn lao động dành cho ngành sản xuất giày dép

Khóa Huấn luyện an toàn dành cho ngành giày dép là một khóa học giúp trang bị kiến thức về an toàn lao động nhóm 3. Khóa học có tác dụng nâng cao được nhận thức về cách để phòng chống tai nạn lao động trong quá trình vận hành sản xuất giày dép cho người lao động. Theo đó, Nội dung huấn luyện an toàn lao động sẽ được xoay quanh và bám chặt theo điều số 18 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Khái quát về ngành giày dép

a. Khái niệm ngành giày dép?

  • Giày là một vật dụng dùng để đi vào bàn chân con người mục đích bảo vệ và làm êm chân trong quá trình thực hiện những hoạt động khác nhau. Giày cũng được sử dụng như một món đồ trang trí mang tính thời trang.
  • Thiết kế của giày phong phú và đa dạng vô cùng theo thời gian, mục đích và văn hoá sử dụng. Bên cạnh đó thời trang cũng chi phối nhiều yếu tố thiết kế.
  • Dép đơn giản có thể sẽ khá mỏng và chỉ bao gồm một dây duy nhất. Trong khi giày thời trang hiện đại sẽ khác về những vật liệu rất tốn kém, kết cấu phức tạp hơn. 
  • Giày dép hiện đại rất khác nhau về phong cách, mục đích sử dụng và giá thành.
  • Ngành giày dép là ngành thực hiện những công đoạn khác nhau như thiết kế, cắt, may, thuê, nhuộm, phủ keo hóa chất để tạo thành những sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Và nhà máy là nơi để thực hiện những quy trình công đoạn để tạo nên đôi giày, đôi dép hoàn chỉnh. Hiện nay những nhà máy giày dép đều ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện một cách đồng đều và hàng loạt.

b. Những loại máy móc được sử dụng để sản xuất giày dép

Một nhà máy sản xuất, nhà xưởng để sản xuất giày dép hiện nay đều sử dụng những loại máy móc thiết bị hiện đại. Vì thế việc mà người lao động có chuyên môn để có thể vận hành trơn tru là yếu tố vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó máy móc công nghiệp là điều mà nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro làm mất an toàn, nên huấn luyện cách để nhận biết những mối nguy hiểm có thể xảy ra là điều khá cần thiết. 

  • Máy dập thủy lực được sử dụng để dập những mảng vật liệu thành từng miếng theo đúng với bản thiết kế có sẵn. Máy dập thủy lực cho phép dập nhanh chóng, hiệu quả và thích hợp ở nhiều vật liệu khác nhau như da nhân tạo, da thật, sợi tổng hợp, tấm giấy, xốp
  • Máy ép hơi nước là thiết bị công nghiệp sử dụng nhiệt điện và nhiệt hơi nước để ép những miếng vật liệu với nhau.
  • Máy bơm keo tự động là máy bôi keo được dùng vào công đoạn hoàn thiện một sản phẩm giày dép, dùng vào mục đích bôi keo đế giữa chiếc giày, quét keo viền giày hoặc bôi keo toàn bộ.
  • Máy định hình gót giày dùng để định hình những loại có gót giày một cách chính xác, không bị biến dạng sau quá trình bôi keo.
  • Máy gò giày dép là máy dùng để gò gót giày, gò eo: được điều khiển tự động hoàn toàn bằng máy tính, đảm bảo thân giày đã được cố định một cách chắc chắn.

c. Những công việc cụ thể trong ngành giày dép

Những công việc cụ thể trong ngành giày dép bao gồm:

  • Thiết kế giày: thiết kế kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, phối hợp những chi tiết trang trí và tính toán những chi tiết kỹ thuật.
  • Cắt da: bao gồm đo lường, xác định mẫu cắt, đánh dấu, sắp xếp, cắt và phân chia da thành những phần, đáp ứng yêu cầu về mức độ chính xác.
  • May giày: may những phần của giày bằng máy tay hoặc máy may, bao gồm may đế giày, may phụ kiện trang trí và may phần trên giày.
  • Dán đế: dán đế giày vào phần trên của đôi giày, sử dụng máy may chỉ hoặc keo dán đế.
  • Sản xuất phụ kiện giày: sản xuất những phụ kiện trang trí cho giày, bao gồm những loại dây giày, nút và khoá giày.
  • Kiểm tra chất lượng: kiểm tra giày để đảm bảo chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, bao gồm kiểm tra độ chắc chắn, độ bền, kiểm tra độ bóng, kích thước và màu sắc.
  • Đóng gói và vận chuyển: đóng gói giày và vận chuyển đến những cửa hàng, nhà bán lẻ hoặc đến tay khách hàng cuối cùng.

Ngoài ra, trong ngành giày dép còn có những công việc khác như quản lý chất lượng, quản lý sản xuất, bán hàng và marketing, phân tích thị trường, tài chính, thị trường nghiên cứu và kế toán.

Vài nét sơ lược về khóa huấn luyện an toàn ngành giày dép

a. Huấn luyện an toàn lao động dành cho ngành giày dép là gì?

  • Huấn luyện an toàn lao động dành cho ngành giày dép là những buổi học để trang bị nhận thức cho người lao động về phương thức để phòng chống tai nạn lao động. Theo đó, người làm việc trong ngành giày dép là người lao động thuộc nhóm lao động 3. 
  • Khóa đào tạo an toàn lao động có tác dụng giúp cho người lao động có thể nhận biết và phòng tránh được những mối nguy hiểm, hạn chế được tình trạng xảy ra những rủi ro trong quá trình lao động. 

b. Quy định về thời gian tham gia huấn luyện an toàn lao động ngành sản xuất giày da

  • Quy định thời gian huấn luyện an toàn cho lao động lần đầu:
    • Tổng thời gian huấn luyện được quy định ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian thực hiện kiểm tra sau khi hoàn thành khóa học.
    • 8 giờ học lý thuyết sẽ tập trung về hệ thống chính sách, pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động. 
    • 8 giờ học lý thuyết tập trung về những kiến thức cơ bản về vệ sinh, an toàn lao động
    • 4 giờ học lý thuyết sẽ được học về nội dung huấn luyện chuyên ngành
    • 2 giờ học thực hành về những nội dung đã được huấn luyện chuyên ngành
    • 2 giờ kiểm tra lý thuyết sau khóa học về kết thúc khóa huấn luyện

Trung tâm huấn luyện an toàn Lao Động Việt sẽ chủ động trong việc phân bố thời gian thành nhiều buổi đào tạo nhưng sẽ tùy thuộc vào việc bố trí thời gian học cho công nhân viên của doanh nghiệp. Nhưng thông thường, khóa học sẽ bao gồm có 6 buổi huấn luyện, và được diễn ra trong vòng 3 ngày, với điều kiện là doanh nghiệp sản xuất có thể sắp xếp được thời gian học liên tục.

  • Quy định về thời gian huấn luyện an toàn định kỳ cho lao động:
    • Trước khi thẻ an toàn lao động bị hết hạn thì người lao động nếu muốn được cấp lại phải trải qua khóa học định kỳ quy định thời gian huấn luyện an toàn định kỳ bằng ít nhất 50% khoảng thời gian huấn luyện an toàn lao động lần đầu.

Nhận biết những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong ngành giày dép

Nhà máy sản xuất giày dép là môi trường làm việc mà tại đó sẽ có những loại máy móc công nghiệp và công cụ chính để vận hành sản xuất. Thế nên những mối nguy tiềm tàng từ những loại máy móc luôn là vấn đề được chú trọng và quan tâm. Đó là chưa kể đến những mối nguy mà máy móc không được bố trí sắp xếp vào không gian hợp lý.

Và những đối tượng sẽ phải gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguy cơ mất an toàn đa số sẽ thuộc nhóm 3. Dưới đây là những mối nguy tiềm ẩn có khả năng sẽ xảy ra tai nạn lao động trong nhà máy sản xuất giày dép.

  • Nguy cơ gây cháy nổ từ những nguyên vật liệu sản xuất giày dép có tính dễ bắt lửa.
  • Keo dán và những loại hóa chất khi tiếp xúc với da và mắt sẽ gây tổn thương
  • Dập tay chân trong quá trình làm việc bất cẩn với máy ép thủy lực. 
  • Môi trường sản xuất có độ ồn cao, gây ảnh hưởng đến thính giác của người lao động
  • Bị điện giật do máy móc bị rò rỉ điện, hư hỏng, lao động tự ý sửa chữa máy móc nhưng không có chuyên môn.
  • Bị cuốn tay áo, tóc, quần, tay vào trong những cơ cấu chuyển động gây ra các vụ tai nạn lao động.
  • Bụi từ quá trình thao tác với nguyên vật liệu sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp. 
  • Bỏng da do vô tình tiếp xúc với các bộ phận tỏa nhiệt độ cao của máy ép.

Những biện pháp an toàn dành cho ngành sản xuất giày dép

Nhà máy sản xuất giày dép là nơi chứa đựng nguyên liệu đầu vào để tạo ra một đôi dép, đôi giày. Ngoài ra, việc máy móc đưa vào tham gia trong quá trình sản xuất là chuyện không quá xa lạ, và nguy cơ giảm tính an toàn luôn được tồn tại. Cho nên doanh nghiệp cần đưa ra những nội quy về biện pháp để phòng ngừa nhằm giảm thiểu tai nạn lao động có thể xảy ra. 

  • Doanh nghiệp cần đưa ra những nội quy và quy trình trong sản xuất an toàn dành cho người lao động. 
  • Trang bị đầy đủ về trang thiết bị để bảo hộ theo tiêu chuẩn về chất lượng.
  • Tổ chức chương trình huấn luyện an toàn lao động theo nghị định số 44/2016/NĐ-CP với ngành nghề sản xuất giày dép. 
  • Công nhân thì cần kiểm tra định kỳ về kiến thức an toàn và phải vượt qua được bài kiểm tra an toàn lao động để đạt được thẻ an toàn lao động nhóm 3. 
  • Tổ chức khám sức khỏe định kỳ dành cho tất cả người lao động.
  • Bố trí không gian làm việc rộng, thoáng, đầy đủ ánh sáng, không khí luôn được trong lành
  • Có những biện pháp an toàn như: hạn chế, giảm bớt những yếu tố độc hại như khói bụi, hóa chất, tiếng ồn,…
  • Sắp xếp hàng hóa, thiết bị, dụng cụ, máy móc, lao động khoa học, chắc chắn để đảm bảo được tính an toàn, thuận tiện cho việc làm việc và di chuyển.
  • Định kỳ tổ chức quan trắc môi trường làm việc trong những nhà máy xí nghiệp, phân tích và thu thập những yếu tố gây hại đến người lao động, từ đó sẽ có biện pháp điều chỉnh để giảm mức nguy hại nhằm phòng tránh được những căn bệnh nghề nghiệp cho họ.

Thông tin liên hệ tư vấn tham gia khóa học huấn luyện dành cho người làm ngành sản xuất giày dép

Thông tin chi tiết các khóa Huấn luyện an toàn lao động vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Huấn luyện an toàn lao động dành cho ngành sản xuất giày dép

Gửi đánh giá của bạn

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 27 / 1 / 27 TX 25 phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
Số điện thoại: 0931297968

Đôi Nét Về AKG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động

Hướng Dẫn Đường Đi

©Copyright 2017-2019
Cung cấp bởi SOPRO