Huấn luyện an toàn lao động cho kỹ sư

1. Đôi nét tổng quan về Kỹ Sư

1.1 Vai trò của Kỹ Sư

Vai trò của Kỹ sư là đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện đại và liên quan đến các lĩnh vực công nghệ. Các kỹ sư đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động thiết kế, phát triển, và duy trì hệ thống kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Dưới đây là một vài vai trò quan trọng mà Kỹ sư đóng góp:

  • Thiết kế và phát triển sản phẩm: Kỹ sư bằng kiến thức của mình sẽ tham gia vào việc nghiên cứu, thiết kế, và phát triển các sản phẩm tối ưu hơn. Họ sử dụng kiến thức chuyên môn đã được trau dồi và ứng dụng kỹ năng kỹ thuật, từ đó tạo ra các giải pháp phù hợp cho các vấn đề kỹ thuật phức tạp.
  • Xây dựng và vận hành hạ tầng: Kỹ sư là người tham gia vào công tác xây dựng và vận hành các hạ tầng rất quan trọng như cầu, đường, viễn thông, hệ thống điện, nước và cả năng lượng. Họ đảm bảo việc hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững cho những hệ thống hạ tầng kể trên. 
  • Giải quyết vấn đề: Kỹ sư có khả năng trong việc phân tích, chẩn đoán và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật. Họ sử dụng kiến thức toàn diện và kỹ năng về phân tích tìm ra các giải pháp tối ưu cho các vấn đề phức tạp.
  • Nghiên cứu và phát triển về công nghệ: Kỹ sư đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Họ tham gia vào việc tiên phong khám phá, áp dụng và phát triển nâng cao các công nghệ mới để cải thiện cuộc sống và nâng cao hiệu suất hiệu quả công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Đảm bảo an toàn và tuân thủ nghiêm túc quy định: Kỹ sư phải có trách nhiệm để đảm bảo rằng các sản phẩm và hệ thống kỹ thuật trong trạng thái tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn. Họ thực hiện nhiều công đoạn kiểm tra, kiểm soát chất lượng và đảm bảo được tính bền vững để chắc chắn công nghệ được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.

1.2 Kỹ Sư trong các lĩnh vực ngành nghề

Kỹ sư đóng vai trò quan trọng trong đa dạng các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Dưới đây liệt kê một số lĩnh vực chính mà Kỹ sư thường hoạt động:

  • Kỹ thuật công trình: là các Kỹ sư xây dựng, kỹ sư cầu đường hay kỹ sư xây dựng công trình dân dụng, là người tham gia vào việc thiết kế, xây dựng cũng như quản lý các công trình như cầu, đường, công trình thủy lợi, nhà cao tầng cùng hệ thống giao thông.
  • Kỹ thuật điện và điện tử: bao gồm Kỹ sư điện, kỹ sư điện tử và kỹ sư tự động hóa, những người tham gia vào việc thiết kế, phát triển và vận hành toàn bộ hệ thống điện, viễn thông, điều khiển tự động, điện tử và các thiết bị liên quan.
  • Kỹ thuật máy tính và phần mềm: là các Kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư phần mềm và kỹ sư mạng, người tham gia vào việc phát triển các phần mềm, thiết kế và cả quản lý hệ thống mạng, phân tích dữ liệu, quản lý trí tuệ nhân tạo và các công nghệ về máy tính.
  • Kỹ thuật cơ khí: Kỹ sư cơ khí tham gia vào công tác thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống cơ khí, máy móc hay thiết bị và công nghệ liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
  • Kỹ thuật hóa học: là các Kỹ sư hóa học, kỹ sư môi trường và kỹ sư vật liệu là người tham gia vào việc nghiên cứu, phát triển và quản lý những quy trình hóa học, xử lý chất thải, bên cạnh đó còn có phân tích vật liệu và phát triển vật liệu mới.
  • Kỹ thuật năng lượng: là các Kỹ sư năng lượng, kỹ sư điện lực và kỹ sư môi trường là người tham gia vào việc nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng các nguồn năng lượng mới, mục đích tiết kiệm năng lượng, quản lý và tối ưu hóa toàn bộ hệ thống năng lượng.

2. Một số kiến thức về khóa huấn luyện an toàn cho Kỹ Sư

2.1. Huấn luyện an toàn lao động cho Kỹ Sư như thế nào?

Huấn luyện an toàn lao động dành cho Kỹ Sư là các buổi đào tạo với mục đích trang bị nhận thức liên quan đến cách phòng chống tai nạn lao động cho người lao động. Có thể chia Kỹ Sư là những đối tượng thuộc nhóm 2.

Khóa huấn luyện an toàn lao động sẽ trang bị kiến thức cho người lao động để nhận biết và phòng tránh được những mối nguy hiểm, hạn chế được tối đa nhất các rủi ro xảy ra vấn đề tai nạn lao động trong lúc làm việc.

2.2. Thời gian huấn luyện

Thời gian huấn luyện an toàn cho Kỹ sư lần đầu:

  • Tổng thời gian huấn luyện cho nhóm này là ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
  • Trong đó có 8 giờ học lý thuyết về hệ thống chính sách, pháp luật của an toàn, vệ sinh lao động
  • Trong đó có 23 giờ học lý thuyết về các nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  • Trong đó có 4 giờ học thực hành về các nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
  • Trong đó có 1 giờ kiểm tra liên quan đến nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
  • Trong đó có 6 giờ học lý thuyết nội dung huấn luyện chuyên ngành
  • Trong đó có 2 giờ học thực hành về nội dung huấn luyện chuyên ngành
  • Trong đó có 2 giờ kiểm tra nội dung lý thuyết kết thúc khóa huấn luyện
  • Trong đó 2 giờ kiểm tra thực hành để kết thúc khóa huấn luyện

Trung tâm phụ trách khóa huấn luyện an toàn lao động sẽ phân bố thời gian thành nhiều buổi đào tạo tùy thuộc vào ưu tiên việc bố trí thời gian học cho công nhân viên. Thông thường, sẽ có tổng 12 buổi huấn luyện dành cho nhóm 2, khóa học sẽ diễn ra với 6 ngày, trong điều kiện là doanh nghiệp bố trí được thời gian học liên tục.

Thời gian huấn luyện an toàn cho Kỹ sư định kỳ

Trước khi giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động hết hạn theo quy định, người lao động nếu có nhu cầu cấp lại thì phải trải qua khóa đào tạo an toàn lao động định kỳ, với thời gian huấn luyện an toàn định kỳ là bằng ít nhất 50% thời gian huấn luyện an toàn lần đầu.

Nghĩa là tổng thời gian huấn luyện nhóm 2 định kỳ là ít nhất 24 giờ, trong đó bao gồm cả thời gian kiểm tra. Sau khi kết thúc khóa huấn luyện định kỳ và đạt yêu cầu trong bài kiểm tra, người lao động sẽ được cấp lại hay gia hạn giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động nhóm 2.

3. Những mối nguy hiểm mà Kỹ Sư thường tiếp xúc

Kỹ sư nói chung và trong các lĩnh vực đa dạng có khả năng tiếp xúc với những mối nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là liệt kê một số nguy hiểm phổ biến mà kỹ sư có thể gặp phải để người đọc lưu ý hơn:

  • Nguy cơ về an toàn lao động: môi trường làm việc của Kỹ sư thường là trong công trường, nhà máy hoặc các loại phòng thí nghiệm. Do đó, phát sinh các nguy cơ như tai nạn lao động, rủi ro về cháy nổ, va chạm, nguy hiểm gây ra từ máy móc và công cụ, hoá chất độc hại và vật liệu nguy hiểm có khả năng cao gây nguy hiểm đến sức khỏe của kỹ sư.
  • Phơi nhiễm hoá chất: Kỹ sư trong lĩnh vực về hóa học, công nghệ môi trường, hay nhiều ngành công nghiệp khác có thể thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hoá học độc hại. Việc làm việc với các chất này hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến hô hấp, da và mắt, gây chảy máu, kích ứng da, hoặc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
  • Phơi nhiễm bức xạ: ảnh hưởng đến những Kỹ sư làm việc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, y tế hạt nhân hay trong môi trường có nguồn phóng xạ có khả năng tiếp xúc với bức xạ. Phơi nhiễm bức xạ một cách dài hạn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cực kì nghiêm trọng, là ung thư hoặc tổn thương đến cơ quan nội tạng.
  • Tiếng ồn và rung động: Ảnh hưởng đến một số ngành như kỹ thuật cơ khí, hàng không, xây dựng và sản xuất, kỹ sư thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn cao và rung động mạnh đến từ các máy móc và thiết bị. Tiếng ồn và rung động trong dài hạn có thể gây tổn thương lên thính giác, gây căng thẳng và tất nhiên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

4. Các biện pháp mang lại an toàn cho Kỹ Sư

Để phòng tránh mắc phải các mối ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe, kỹ sư cần áp dụng một số biện pháp mang lại sự an toàn sau đây:

  • Đồng phục và chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ: Kỹ sư nên luôn chú tâm tuân thủ việc đeo đồ bảo hộ cá nhân một cách phù hợp, bao gồm một số vật dụng như: mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, áo quần bảo hộ, găng tay, giày bảo hộ và khẩu trang tùy theo yêu cầu của mỗi chuyên ngành của kỹ sư khác nhau.
  • Đào tạo và nắm chắc quy trình an toàn: Kỹ sư cần được đào tạo chuyên sâu về các quy trình và biện pháp đảm bảo an toàn liên quan đến lĩnh vực công việc của mình. Họ nên nắm vững những quy định, quy trình an toàn, và sử dụng đúng cách các thiết bị bảo hộ và công cụ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị: các thiết bị tham gia trực tiếp vào quá trình làm việc của người Kỹ sư do vậy chúng cần được kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng và sửa chữa định kì để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và an toàn. Nếu bất kỳ lỗi hoặc vấn đề nào được phát hiện, cần thông báo và yêu cầu sửa chữa một cách kịp thời.
  • Quản lý chất thải và hóa chất: Kỹ sư cần phải tuân thủ các quy tắc trong việc quản lý chất thải và hóa chất. Họ nên biết phương pháp xử lý, lưu trữ và loại bỏ chất thải và hóa chất đúng yêu cầu để tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Kiểm soát tiếng ồn và rung động: Kỹ sư cũng cần trang bị kiến thức sử dụng thiết bị bảo hộ tai, như thiết bị tai nghe chống ồn, để bảo vệ thính giác khỏi mật độ tiếng ồn cao. Họ cũng nên lưu ý tuân thủ các quy tắc và quy định liên quan đến kiểm soát về tiếng ồn và rung động trong môi trường làm việc của mình.
  • Kiểm soát môi trường làm việc: Kỹ sư nên thực hiện các biện pháp tối ưu nhất để kiểm soát môi trường làm việc, bao gồm: giảm thiểu tối đa tiếp xúc với các chất độc hại, đảm bảo vấn đề thông gió.
  • Định kỳ tổ chức quan trắc môi trường lao động của nhà máy xí nghiệp, thu thập và phân tích những yếu tố có hại cho người lao động. Từ đó đưa ra phương pháp điều chỉnh giảm mức nguy hại để phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho bản thân kỹ sư nói riêng.

5. Lợi ích của việc huấn luyện an toàn lao động

nguy hiểm mà có thể dẫn tới thương tật hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong đáng tiếc.

Thông tin chi tiết các khóa Huấn luyện an toàn lao động vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK

Website: https://laodongviet.vn/ - http://daotaoviet.edu.vn

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Huấn luyện an toàn lao động cho kỹ sư

Gửi đánh giá của bạn

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 27 / 1 / 27 TX 25 phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
Số điện thoại: 0931297968

Đôi Nét Về AKG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động

Hướng Dẫn Đường Đi

©Copyright 2017-2019
Cung cấp bởi SOPRO