Huấn luyện an toàn cho đầu bếp

Khái quát về Đầu Bếp

a. Tầm quan trọng của Đầu Bếp

Đầu bếp nói chung hay bếp trưởng, bếp phó nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp nhà hàng và dịch vụ ẩm thực. Dưới đây là một số vai trò chính mà một người đầu bếp sẽ đảm nhận:

  • Thiết kế và phát triển thực đơn: Đầu bếp là người sẽ nắm vững kiến thức về các món ăn, cách chế biến cũng như cách phối hợp thành những món ăn ngon. Họ đưa ra ý tưởng, thiết kế và phát triển những món ăn theo phong cách, hương vị và theo yêu cầu của nhà hàng hoặc của khách hàng.
  • Quản lý và lập kế hoạch: Đầu bếp là người sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động trong nhà bếp. Họ xác định nguyên liệu cần sử dụng, lên kế hoạch chế biến và đảm bảo sự chuẩn bị thật đầy đủ để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 
  • Chế biến và nấu ăn: Đây là nhiệm vụ thiết yếu của đầu bếp. Họ phải có kỹ năng chế biến và nấu ăn thành thạo để có thể tạo ra được nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Đầu bếp phải biết cách sử dụng những kỹ thuật nấu nướng, lựa chọn nguyên liệu tốt nhất và đảm bảo được chất lượng thực phẩm ở mức tốt nhất.
  • Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm: Đầu bếp phải chấp hành những quy tắc vệ sinh và an toàn thực phẩm để có thể đảm bảo rằng những món ăn được chế biến ở điều kiện an toàn và không gây hại đến sức khỏe của khách hàng.
  • Lãnh đạo và đào tạo: Đầu bếp nắm giữ vai trò lãnh đạo trong nhà bếp và phải có khả năng quản lý được nhân viên của mình. Họ phải đào tạo và hướng dẫn nhân viên về kỹ năng sơ chế, nấu ăn, vệ sinh và quy trình làm việc trong nhà bếp.
  • Đổi mới và sáng tạo: Đầu bếp thường sẽ yêu cầu về tính sáng tạo và đổi mới để tạo ra những món ăn độc đáo, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. Họ phải theo dõi xu hướng ẩm thực mới nhất, nghiên cứu và áp dụng những ý tưởng mới để nâng cao được trải nghiệm ẩm thực của khách hàng.

b. Đầu Bếp trong những lĩnh vực ngành nghề

Đầu bếp không chỉ nắm giữ một vai trò quan trọng trong ngành nhà hàng và dịch vụ ẩm thực, mà nó còn đóng một vai trò trong nhiều lĩnh vực ngành nghề liên quan khác. Dưới đây là những ví dụ về vai trò của đầu bếp trong những lĩnh vực khác nhau:

  • Khu nghỉ dưỡng và khách sạn: Trong ngành khách sạn, đầu bếp có thể làm việc tại những khu vực ẩm thực và nhà hàng của khách sạn, đảm nhận vai trò quan trọng cho việc cung cấp dịch vụ ẩm thực đến khách hàng. Họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo thiết kế thực đơn, chế biến những món ăn và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và thực phẩm khi đưa đến khách hàng.
  • Hàng không: Trong ngành hàng không, đầu bếp sẽ làm việc tại những hãng hàng không hoặc trên những chuyến bay dài. Vai trò của họ là chế biến và phục vụ những món ăn cho hành khách, đảm bảo sự đa dạng và chất lượng của thực đơn, đồng thời tuân thủ những quy tắc vệ sinh và an toàn thực phẩm.
  • Công nghiệp thực phẩm: Trong những xí nghiệp và nhà máy chế biến thực phẩm, đầu bếp đảm nhận một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới, tạo ra những công thức để chế biến thực phẩm độc đáo và hiệu quả. Họ cũng có thể đảm nhận nhiệm vụ quản lý và đào tạo nhân viên trong quá trình sản xuất thực phẩm.
  • Truyền thông và truyền hình: Đầu bếp có thể sẽ tham gia vào lĩnh vực truyền hình và truyền thông, làm việc trong những chương trình ẩm thực quay trực tiếp hoặc sản xuất những nội dung liên quan đến ẩm thực. Họ có thể đảm nhận vai trò người dẫn chương trình, nhà sản xuất, biên tập nội dung liên quan ẩm thực hoặc chuyên gia nấu ăn.
  • Giáo dục và đào tạo: Đầu bếp có thể giữ vai trò lĩnh vực đào tạo và giáo dục, trở thành giảng viên hoặc huấn luyện viên chuyên về ẩm thực.

 

Tổng quan về khóa huấn luyện an toàn cho Đầu Bếp

a. Thế nào là huấn luyện an toàn lao động cho Đầu Bếp?

  • Huấn luyện an toàn lao động cho Đầu Bếp là những buổi học dùng để trang bị nhận thức cho người lao động về cách phòng chống tai nạn trong lao động. Theo đó, Đầu Bếp là những đối tượng thuộc nhóm số 3. 
  • Khóa đào tạo an toàn lao động có vai trò giúp cho người lao động có thể nhận biết và phòng tránh được những mối nguy hiểm, hạn chế được những rủi ro xảy ra tai nạn lao động trong quá trình làm việc. 

b. Quy định thời gian huấn luyện

Quy định về thời gian huấn luyện an toàn lần đầu

  • Tổng thời gian cho lần huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra cuối khóa.
  • 8 giờ học lý thuyết về hệ thống pháp luật, chính sách về an toàn, vệ sinh lao động
  • 8 giờ học lý thuyết về kiến thức cơ bản về vệ sinh, an toàn lao động
  • 4 giờ học lý thuyết về nội dung huấn luyện tập trung chuyên ngành
  • 2 giờ học thực hành xoay quanh nội dung huấn luyện chuyên ngành
  • 2 giờ kiểm tra lý thuyết kết thúc thời gian tham gia khóa huấn luyện

Trung tâm huấn luyện an toàn sẽ chủ động phân chia thời gian linh hoạt thành nhiều buổi để dễ dàng bố trí thời gian học cho Đầu Bếp. Nhưng thông thường, vẫn bao gồm 6 buổi huấn luyện, khóa học sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày, với điều kiện là doanh nghiệp sản xuất có thể bố trí được thời gian học liên tục.

Quy định về thời gian huấn luyện an toàn định kỳ

  • Trước khi thẻ an toàn lao động hết hạn thì người lao động nếu có nhu cầu cấp lại thì phải tham gia khóa huấn luyện định kỳ, với thời gian huấn luyện an toàn định kỳ quy định ít nhất bằng 50% thời gian của huấn luyện an toàn lần đầu.

c. Thẻ an toàn lao động cho Đầu Bếp

Sau khi Đầu Bếp hoàn thành khóa huấn luyện an toàn lao động và vượt qua được bài kiểm tra, thì người lao động sẽ được đơn vị huấn luyện cấp thẻ an toàn lao động (thực tế hay còn được gọi là chứng chỉ an toàn lao động nhóm 3).

Trong đó, thẻ an toàn nhóm 3 được ghi rõ thông tin của người được cấp thẻ: họ tên, ngày sinh, công việc và đơn vị làm việc cụ thể. Đồng thời còn thể hiện cả thời gian tham gia huấn luyện, mộc đỏ và chữ ký xác nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện.

Theo quy định cấp thẻ an toàn lao động đã được nêu rõ tại khoản 2 điều 24 của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP thì được chia làm 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp phía người sử dụng lao động và bên người lao động được ký kết hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động phải đóng dấu và đóng giáp lai vào thẻ an toàn cho người tham gia huấn luyện thuộc nhóm số 3 sau khi họ đã hoàn thành khóa huấn luyện và vượt qua bài kiểm tra. 
  • Trường hợp thứ 2, người lao động tự do, không có hợp đồng lao động, thời vụ, thì đơn vị huấn luyện sẽ là người ký đóng dấu và giáp lai vào thẻ an toàn cho người lao động sau khi họ đã hoàn thành khóa huấn luyện từ đơn vị huấn luyện và vượt qua bài kiểm tra.

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AGK

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Huấn luyện an toàn cho đầu bếp

Gửi đánh giá của bạn

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty Huấn Luyện An Toàn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 27 / 1 / 27 TX 25 phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
Số điện thoại: 0931297968

Đôi Nét Về AKG

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động AGK, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng thông tin bên dưới. Để nhận thông tin cập nhật mới nhất của AGK hãy đăng ký nhận tin từ chúng tôi và kết nối với chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội. Bảo hộ lao động

Hướng Dẫn Đường Đi

©Copyright 2017-2019
Cung cấp bởi SOPRO